Sông dài cá lội tung tăng,
Anh cầm chài định vãi thì đăng họ tấn rồi
Tìm kiếm "Sông Hương'"
-
-
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
-
Dừa xanh trên bến Sông Cầu
-
Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
-
Kinh ngang nó nhớ kinh xuôi
-
Người đời ai có dại chi
Người đời ai có dại chi
Khúc sông rộng hẹp phải tùy khúc sông -
Sống tết chết giỗ
-
Phận già cơm hẩm rau dưa
-
Sống phá rối thị trường, chết chật đường chật xá
-
Chết trẻ khỏe ma, chết già lú lẫn
-
Chồng chài, vợ lưới, con câu
-
Ở cho phải phải phân phân
-
Không có lửa sao có khói
Không có lửa sao có khói.
-
Có tiền chén chú chén anh
-
Xởi lởi trời cho, xo ro trời phạt
Dị bản
Xởi lởi, trời gửi của cho
xo ro, trời co của lại
-
Ốc chẳng mang nổi mình ốc, ốc còn làm cọc cho rêu
Ốc chẳng mang nổi mình ốc, ốc còn làm cọc cho rêu
-
Cha nó lú có chú nó khôn
Dị bản
Nó lú có chú nó khôn
-
Em thương ai nấp bụi nấp bờ
Em thương ai nấp bụi nấp bờ
Sớm trông đò ngược, tối chờ đò xuôi
Thuyền anh đậu bến lâu rồi
Sao em chưa xuống mà ngồi thuyền anh? -
Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để phúc
Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để phúc
-
Ra đường thấy cánh hoa rơi
Ra đường thấy cánh hoa rơi
Hai tay nâng lấy, cũ người mới taDị bản
Ra đường thấy cánh hoa rơi
Hai chân giậm xuống, chẳng chơi hoa thừa
Chú thích
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Tấn
- Chặn lại (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sông Cầu
- Còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức (xưa kia còn có tên là sông Vũ Bình), con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Đây là con sông đã ghi dấu vào lịch sử với trận Như Nguyệt năm 1077, khi quân đội nhà Lý do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh bại đội quân xâm lược hơn ba mươi vạn quân của nhà Bắc Tống.
-
- Sông Cầu
- Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...
-
- Động Đình
- Một hồ lớn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa. Theo huyền sử, Kinh Dương Vương lấy con gái của Long Vương hồ Động Đình, sinh ra Lạc Long Quân là thủy tổ của dân tộc Việt.
-
- Tiền Đường
- Sông Tiền Đường, còn có tên cổ là Chiết Giang, Khúc Giang hay Chi Giang, là dòng sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang, chảy ra vịnh Hàng Châu. Sông Tiền Đường bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa hai tỉnh An Huy và Giang Tây, chảy qua Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Đây cũng là địa bàn của nước Việt cổ trong lịch sử Trung Hoa, là nơi phát nguyên của văn hóa Việt bên Trung Hoa. Về cơ bản, con sông này chảy theo hướng tây nam-đông bắc.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Con Rồng cháu Tiên
- Người Việt Nam tự nhận mình là con của rồng (Lạc Long Quân) và tiên (Âu Cơ). Tương truyền, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, cùng sinh con đẻ cái tạo thành nòi giống người Việt.
-
- Có hai loại kinh xáng ở đồng bằng sông Cửu Long. Thứ nhất là kinh xuôi, thường dài, rộng, giúp nước lưu thông giữa đồng ruộng và sông lớn. Thứ hai là kinh ngang, thường hẹp, ngắn, như cây cầu nối những kinh xuôi lại với nhau.
Một số nguồn cũng chép "kinh ngang" và "kinh xuôi" trong bài này thành danh từ riêng.
-
- Cổ Chiên
- Tên một phân lưu của sông Cửu Long, có chiều dài 82km, bắt nguồn tại tỉnh Vĩnh Long, chảy qua Trà Vinh trước khi đổ ra biển tại hai cửa sông là cửa Cung Hầu (Bến Tre) và cửa Cổ Chiên (Trà Vinh). Có thuyết cho rằng tên sông có liên quan đến một sự kiện lịch sử cuối thế kỷ 18: Vào năm 1785, khi bị đại bại ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút, tàn quân của Nguyễn Ánh phải dùng thuyền chạy trốn xuống phía Nam, đến dòng sông này bị thuyền của quân Tây Sơn đuổi theo sát quá, quan quân của Nguyễn Ánh cuống quít, sợ hãi đã làm rơi cả trống (cổ) và chiêng lệnh (chinh) xuống sông. Từ đó, nhân dân địa phương gọi tên sông là Cổ Chiên (do đọc trại từ "Cổ Chinh" mà ra).
-
- Sống tết, chết giỗ
- Đây là phong tục của người mình đối với thân nhân, họ hàng: khi còn sống thì lễ tết thăm hỏi chu đáo; mất rồi thì mỗi năm lại làm giỗ tưởng nhớ, không dám đơn sai.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Sống phá rối thị trường, chết chật đường chật xá
- Câu nói được cho là của người Sài Gòn xưa về Hoa kiều: họ rất giỏi buôn bán, có khi câu kết với nhau lũng đoạn thị trường gây khó khăn không ít cho người Việt; khi chết, theo phong tục, người Hoa làm tang lễ rất linh đình, nhiều lúc gây ảnh hưởng tới cộng đồng.
-
- Chết trẻ khỏe ma, chết già lú lẫn
- Già trẻ cũng đều chết, có chết trẻ cũng không nên tiếc. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huình-Tịnh Paulus Của)
-
- Bể Sở, sông Ngô
- Ở khắp mọi nơi (Sở và Ngô là hai nước thời Xuân Thu, Trung Quốc).
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành
(Truyện Kiều)
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Ra tình
- Ra vẻ, tỏ vẻ.
-
- Xởi lởi
- Có thái độ cởi mở, dễ tiếp xúc, hòa đồng với mọi người.
-
- Xo ro
- Có thái độ khép kín, thui thủi một mình.
-
- Lú
- Lú lẫn, ngu dại.