Hôm qua dệt cửi thoi vàng
Sực nhớ đến chàng, cửi lại dừng thoi
Cửi rầu, cửi tủi chàng ơi
Ngọn đèn sáng tỏ bóng người đằng xa
Tìm kiếm "đời con"
-
-
Bướm già thì bướm có râu
Bướm già thì bướm có râu
Thấy bông vừa nở cắm đầu bướm châm
Bướm châm mà bướm lại lầm
Bông kia nở sớm ong châm mất rồi -
Anh đừng lên xuống ngõ này
Anh đừng lên xuống ngõ này
Trước em mang tiếng, sau thầy mẹ la -
Tre già vì bởi nhện giăng
-
Miễn cho mở miệng em ừ
-
Chim khôn mắc phải lưới hồng
-
Con dao vàng rọc lá trầu vàng
Dị bản
-
Cá nằm trong chậu xòe đuôi
-
Cá rô ẩn bóng chân trâu
-
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Em nói hết lời anh chẳng chịu nghe -
Dế kêu cho giải cơn sầu
Dế kêu cho giải cơn sầu
Mấy lời em nói, bạc đầu không quên -
Dế kêu ngâm tình thâm nghĩa trọng
Dế kêu ngâm tình thâm nghĩa trọng,
Anh liệt chiếu liệt giường vì bởi thương em -
Gió nam non thổi lòn hang chuột
Gió nam non thổi lòn hang chuột
Thấy em bơi xuồng đứt ruột, đứt gan -
Gió nam non thổi lòn hang dế
Gió nam non thổi lòn hang dế
Em ở trọn niềm có ế anh thươngDị bản
Gió nam non thổi lòn hang dế
Con bạn xa rồi để nhớ để thương
-
Chuột kêu chút chít trong vò
-
Chim buồn tình chim bay về núi
Chim buồn tình chim bay về núi
Cá buồn tình cá lủi xuống sông
Anh buồn tình anh dạo chốn non bồng
Dạo miền sơn cước, xuống chốn ruộng đồng mới gặp emDị bản
Chim buồn chim bay về núi
Cá buồn cá chúi xuống sông
Người buồn ra ngõ đứng trông
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy ngườiCon chim buồn, con chim bay về cội
Con cá buồn, con cá lội trong sông
Em buồn, em đứng em trông
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy ngườiChim buồn chim bay về núi
Cá buồn cá chúi xuống sông
Anh buồn thơ thẩn mé sông
Chờ khi thấy em, anh trong lòng mới vui
-
Ghe lui còn để dấu dằm
Dị bản
Rắn đi hết nhớt còn dằm
Người thương đi mất, chỗ nằm còn đâyGhe lui khỏi bến còn dằm
Người thương đâu vắng, chỗ nằm còn đây?
-
Con chim trên cành cắn cây ngậm lá
Con chim trên cành cắn cây ngậm lá
Con cá dưới biển ẩn đá ngậm sao
Gặp mặt anh đây không nói không chào
Hay là em có nơi nào bỏ anh? -
Con cò nó mổ con lươn
-
Đêm khuya thức dậy xem trời
Chú thích
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Tróc
- Bắt (từ Hán Việt).
Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. (Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)
-
- Nã
- Dắt dẫn, bắt kẻ có tội (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Vò
- Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.
-
- Lủi
- Chui, lẩn, giấu mặt.
-
- Non Bồng
- "Non Bồng nước Nhược," ý nói cõi tiên, cảnh tiên. "Non Bồng" dịch từ "Bồng sơn," ngọn núi trên đảo Bồng Lai. Tương truyền, Bát Tiên (tám vị tiên trong thần thoại Trung Quốc, gồm: Hán Chung Li, Lã Động Tân, Tào Quốc Cữu, Trương Quả Lão, Lam Thái Hòa, Lý Thiết Quài, Hàn Tương Tử, Hà Tiên Cô) ở trong tám động trên đảo Bồng Lai. "Nước Nhược" dịch từ "nhược thủy," nghĩa là nước yếu. Tương truyền, quanh đảo Bồng Lai là biển Nhược Thủy, nước ở đây yếu đến nỗi không đỡ nổi một hạt cải, nghĩa là bỏ hạt cải trên biển Nhược Thủy thì hạt cải chìm xuống.
-
- Sơn cước
- Chân núi, hoặc miền núi nói chung.
-
- Dằm
- Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.