Chim quyên dại lắm, không khôn
Sơn lâm không đậu, đậu cồn cỏ may
Tìm kiếm "Đại Từ"
-
-
Ước gì dải yếm em dài
-
Tóc em dài em kết làm quang
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lột quần dài thấy quần mỏng
-
Con còng dại lắm ai ơi
-
Bòn tro đãi trấu làm giàu
-
Ðường nào dài bằng đường Trần Hưng Ðạo
Ðường nào dài bằng đường Trần Hưng Ðạo
Lính nào xạo cho bằng lính hải quân -
Khôn chết dại chết biết sống
Khôn chết dại chết biết sống
-
Mèo khen mèo dài đuôi
Mèo khen mèo dài đuôi
Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo -
Cha già con dại anh ơi
Cha già con dại anh ơi
Anh đi cờ bạc suốt đời suốt năm.
Anh thiêu hàng chục hàng trăm
Em đi bán vải nhặt dăm ba đồng.
Cha già con dại chờ mong
Anh đi vui thú chơi rong một mình.
Uổng công cha mẹ sinh thành,
Uổng công gánh chữ chung tình của em. -
Mỏ nhọn lưng dài
-
Thứ nhất vợ dại trong nhà
-
Quê ta có dải sông Hàn
-
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
-
Bàn tay ngón dài ngón vắn
-
Gió nam tốc dải yếm đào
-
Muốn về Hòa Đại, Hiệp Luông
-
Nhỏ còn thơ dại biết chi
-
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
-
Trầu em buộc dải yếm đào
Chú thích
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Kẻ Hán người Hồ
- Lấy từ điển tích Chiêu Quân cống Hồ. Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc, với vẻ đẹp "lạc nhạn" (chim sa), nhưng vì không chịu đút lót cho họa sĩ của vua nên bức chân dung của nàng bị vẽ xấu xí, vua không để mắt tới. Khi Hán Nguyên Đế phát hiện ra Chiêu Quân thì vua Hung Nô (rợ Hồ) mang quân sang đánh, buộc Hán phải cống nàng cho Hồ thì mới yên. Trên đường cống sang Hồ, Chiêu Quân cảm tác nhiều bài thơ và nhạc khúc rất cảm động.
Thành ngữ kẻ Hán người Hồ, cũng nói tắt là Hán Hồ, vì thế chỉ nỗi đau li biệt của đôi lứa yêu nhau.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Bòn
- Thu nhặt từng tí một.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Sông Hàn
- Tức Hàn Giang, một con sông nằm ở thành phố Đà Nẵng và cùng với Ngũ Hành Sơn được xem là biểu tượng của thành phố này. Sông bắt đầu từ ngã ba sông giữa quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà.
-
- Non Nước
- Tên một bãi biển đẹp thuộc quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên của cụm Ngũ Hành Sơn thuộc thành phố này.
-
- Sơn Trà
- Tên một bán đảo nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên một ngọn núi thuộc khu vực này.
-
- Mắt xanh
- Do điển tích Thanh Bạch Nhãn, nghĩa là mắt xanh (đồng tử), tròng trắng. Nhà thơ Nguyễn Tịch, người đời Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Ông làm quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn, Sơn Đào, Hướng Tú và Vương Nhung, người thường gọi là "Trúc lâm thất hiền" (bảy người hiền ở rừng trúc). Khi tiếp khách hễ là hạng quân tử, là hạng người vừa lòng mình thì Nguyễn Tịch nhìn thẳng bằng tròng mắt xanh; trái lại khách là kẻ tầm thường, người không vừa lòng mình thì ông nhìn bằng đôi tròng trắng. Do điển đó, sau này người ta dùng chữ "mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Hòa Đại
- Tên một làng nay thuộc xã Cát Hiệu, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Hiệp Luông
- Địa danh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Truông Ba Gò
- Một vùng đất rộng khoảng 500 mẫu Trung Bộ, hoang vu rậm rạp (Văn học dân gian, tập 1, NXB Văn Học 1977).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Chèo
- Một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tiêu biểu của nước ta, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người sáng lập chèo là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10. Chèo dùng cách nói ví von luyến láy, thường có nội dung lấy từ các truyện cổ tích, truyện nôm, mô tả cuộc sống của người dân. Nhạc cụ được dùng trong chèo gồm đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, các loại trống, chũm chọe...
Xem vở chèo Hề cu Sứt do nghệ sĩ Xuân Hinh trình diễn.
-
- Làng Khuốc
- Một làng nay là xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, cùng với với Hà Xá (Hưng Hà) và Sáo Diền (Vũ Thư) là những chiếng chèo nổi tiếng của Thái Bình. Những năm đầu thế kỷ thứ 19, có lúc trong làng có đến 15 gánh hát chèo. Chèo diễn quanh năm suốt tháng, không chỉ được biểu diễn ở trong làng mà gánh hát chèo còn đi đến các vùng miền khác biểu diễn phục vụ nhân dân. Trong tổng số 151 làn điệu và ca khúc chèo thì riêng các phường chèo Thái Bình đã chiếm 30 ca khúc và bốn kiểu hát nói. Trong số 155 nghệ sỹ chèo là người Thái Bình trong các đoàn chèo cả nước thì riêng làng Khuốc có 50 người.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).