Thà làm bé của ông lớn còn hơn làm lớn của ông bé
Tìm kiếm "Ông huyện"
-
-
Trên trời ba bảy ông sao
Trên trời ba bảy ông sao
Ông bổng tít lói, ông cao tít mù -
Ai câu xuống Lố ông già
-
Hồi hôm coi bói ông thầy
Hồi hôm coi bói ông thầy
Sáng nay xuống đám ruộng này gặp em -
Mèo ngao cắn cổ ông thầy
Mèo ngao cắn cổ ông thầy
Ông thầy bắt được cả bầy mèo ngao.Dị bản
-
Ngó lên nhà lớn ông Tây
-
Lấy chồng ghiền bằng ông tiên nho nhỏ
-
Than rằng chớ lấy ông tra
-
Bắc thang lên hỏi ông trăng
Bắc thang lên hỏi ông trăng
Hỏi rằng chị Nguyệt đã chừng mấy con -
Con gái mà lấy ông già
Con gái mà lấy ông già
Ra đường bạn hỏi: Là cha hay chồng?
Về nhà ôm lấy bì bông
Sướng hơn ôm chồng da thịt nhăn nheo -
Hai tay cầm đôi ống tơ
Hai tay cầm đôi ống tơ
Dù năm bảy mối cũng chờ mối nhau -
Thắp hương mà vái ông bà
-
Xắc-sơ rách một ống quần
-
Trong nhà kêu bằng ông, bằng cha
-
Thằng Tây nó có ống nhòm
Thằng Tây nó có ống nhòm
Nó nhìn nó đếm, nó nom từng người
Sú ba dăng nó chạy đâu rồi
Đến khi nó đến cho vài ba toong
Thằng Tây lại chửi “cu-xoong”
Cu li ức quá chửi không ra lời
– Hỡi anh em những người làm mỏ
Tay mi-nơ sẵn có nghề riêng
Làm đâu cũng lấy bằng tiền
Làm lò ông Thuận mất quyền lợi to
Việc than gio trong lò chẳng khá
Than khó làm mà giá chẳng cao
Anh em ta đấm buồi vào! -
Những người thắt đáy lưng ong
Những người thắt đáy lưng ong
Ðã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Những ngưòi béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày -
Làm thì chẳng kém đàn ông
Làm thì chẳng kém đàn ông
Thế mà kém gạo, kém công, kém tiền. -
Nhà vua bắt lính đàn ông
Nhà vua bắt lính đàn ông
Mười sáu tuổi rưỡi đứng trong công đường
Ai trông thấy lính chả thương
Đứng trong công đường nước mắt như mưa. -
Có được chồng ghiền như ông tiên nho nhỏ
-
Bao giờ trên núi hết ong
Bao giờ trên núi hết ong
Dưới đồng hết cỏ trong lòng hết thương
Chú thích
-
- Lố Ông Già
- Một hòn đảo ở Cam Ranh, Khánh Hòa.
-
- Mũi Đại Lãnh
- Còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, Cap Varella (đặt theo tên một tướng giặc Pháp tự cho có công phát hiện nơi này), thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Trên mũi có ngọn hải đăng lớn chỉ đường cho tàu thuyền trong khu vực. Đây được xem là điểm cực Đông, nơi đón ánh nắng đầu tiên của nước ta.
-
- Ao Hồ
- Một ngọn núi nằm ở phía Nam bán đảo Cam Ranh, thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Núi cao 465m, chân núi phía Tây có hồ gọi là Ao Hồ, dài 3,5 km giống hình quả bầu ta, đầu to ở phía Đông Bắc, đầu nhỏ ở phía Tây Nam.
-
- Cầy
- Tên chung của một số loài thú giống mèo, thân hình mềm mại, mõm dài và nhọn, chủ yếu sống ở trên cây, ăn thịt. Cầy có khả năng tiết ra mùi riêng rất mạnh, tùy theo loài mà mùi có thể hôi hoặc thơm. Ở nước ta có các giống cầy như cầy hương, cầy mực, cầy giông... Lưu ý: nhiều người vẫn gọi chó là cầy và thịt chó là thịt cầy, đây là một sự nhầm lẫn.
-
- Chợ Giã
- Tên một cái chợ nay thuộc thôn Xuân Phu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
-
- Triệu Vân
- Tự là Tử Long (nên cũng gọi là Triệu Tử), một danh tướng nhà Thục, thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Một trong Ngũ Hổ tướng (cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung), ông có công rất lớn trong việc thành lập nhà Thục Hán. Triệu Tử Long thường được nhắc đến với trận Đương Dương trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, trong đó ông một mình một ngựa đưa ấu chúa Lưu Thiện vượt vòng vây của địch, chém gãy 2 lá cờ to, cướp 3 ngọn giáo, cướp được gươm Thanh Cang, trước sau giết được hơn 50 tướng Tào.
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.
-
- Sái
- Phần bã thuốc phiện, thuốc lào còn lại sau khi hút. Người hút thuốc phiện, sau khi hút cữ đầu tiên, nếu còn thòm thèm mà không còn tiền thì thường nạo sái trong ống thuốc ra để hút lại.
Dân gian có từ "hưởng sái" chính là từ chữ này.
-
- Cao Biền
- Một viên tướng của nhà Đường (Trung Hoa), giữ chức Tiết độ sứ, cai quản Giao Châu (tên gọi của nước ta khi ấy) từ năm 866 đến năm 875. Theo Cựu Đường thư, Cao Biền liệt truyện thì Cao Biền thuộc dòng dõi thế gia, từ bé đã giỏi văn chương, lại có tài võ nghệ. Trong văn hóa Việt Nam có nhiều huyền thoại về nhân vật này như Cao Biền giỏi địa lí, thuật số, thường cưỡi diều bay đi yểm những chỗ có long mạch, hay chuyện Cao Biền rải đậu thành binh...
-
- Gia Cát cầu phong
- Một điển tích được trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nhưng không có thật trong lịch sử. Theo đó, Lưu Bị và Tôn Quyền liên minh với nhau chống lại quân Tào Tháo với danh nghĩa triều đình. Chu Du muốn dùng hỏa công để phá thủy quân của Tào Tháo, nhưng không có gió thuận vì bấy giờ là mùa đông. Cuối cùng trước khi trận Xích Bích diễn ra, Khổng Minh lập đàn cầu gió. Trời liền nổi gió Đông, thuyền của quân Tào bắt lửa cháy rụi.
-
- Tào Tháo
- Một nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, được người Việt Nam biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, theo đó ông được miêu tả là một người gian hùng và đa nghi. Trong lịch sử, Tào Tháo là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, và có công rất lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng (Huỳnh Cân) và nạn Đổng Trác.
-
- Trận Xích Bích
- Một trận đánh lớn diễn ra vào mùa đông năm 208, thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong trận này, liên quân Tôn Quyền-Lưu Bị đã đánh bại 80 vạn binh của Tào Tháo bằng hỏa công, mở đầu định hình thế chân vạc chia ba thiên hạ. Trận Xích Bích đã được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung với các tình tiết hư cấu như Gia Cát lập đàn cầu phong, thuyền cỏ mượn tên...
-
- Trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, sau khi bại trận Xích Bích, Tào Tháo dẫn tàn quân tháo chạy, nhưng liên tục bị các cánh quân của Lã Mông, Lăng Thống, Cam Ninh, Triệu Vân, Trương Phi phục kích đổ ra đánh, trước khi bị quân của Quan Vân Trường chặn lại ở đường hẻm Hoa Dung. Tại đây Tào Tháo đã phải van xin Quan Vũ "vì tình xưa nghĩa cũ" mà tha mạng. Chi tiết này không có thật trong lịch sử.
-
- Tra
- Già (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Kẻ tra nghĩa là người già.
-
- Lang Sa
- Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
-
- Xắc-sơ
- Lính chiến (từ tiếng Pháp chasseur).
-
- Cát-xê
- Vỡ, rách (từ tiếng Pháp casser).
-
- Sú ba dăng
- Phiên âm từ tiếng Pháp surveillant (người giám sát).
-
- Ba toong
- Gậy chống, thường cong một đầu để làm tay cầm. Từ này có gốc từ tiếng Pháp bâton. Các viên chức, trí thức dưới thời Pháp thuộc thường mang theo gậy này.
-
- Cô soong
- Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Mi nơ
- Từ tiếng Pháp miner (thợ mỏ).
-
- Ghiền
- Nghiện ngập.