Trông xa võng cán ô cầm
Đến gần quan lớn môi thâm sì sì
Kính quan chẳng dám ngoảnh đi
Trộm nhìn con mắt quan thì trắng phau
Tìm kiếm "quả na"
-
-
Mười quan thì đặng tước hầu
-
Lí trưởng hể hả ra đình
-
Cây khô một lá bốn năm cành
-
Quân tứ ư hự thì đau
Dị bản
Quân tử ứ hự đã đau
Tiểu nhân dùi đục đập đầu như không
-
Anh về Bàn Thạch, em trải cái chiếu sạch anh nằm
-
Ỉa đồng một bãi bằng vạn đại quận công
-
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
-
Dậm chưn xuống đất kêu trời
-
Quảng Nam mình có đèo Le
-
Nghe rằng quan huyện gọi hầu
Nghe rằng quan huyện gọi hầu
Mua chanh mua khế, gội đầu cho thơm -
Quan văn lục phẩm thì sang
Dị bản
Văn thì cửu phẩm là sang
Võ thì tứ phẩm còn mang gươm hầu.
-
Lễ lộc mang đến cửa quan
Lễ lộc mang đến cửa quan
Khác nào như thể mang than đốt lò -
Quan có cần nhưng dân chưa vội
Quan có cần nhưng dân chưa vội
Quan có vội, quan lội quan sang -
Chơi với quan Thanh Lâm, như giáo đâm vào ruột
-
Miệng ru, nước mắt hai hàng
Miệng ru, nước mắt hai hàng
Con càng khôn lớn, mẹ càng thêm lo
Dặn con, con có nghe cho
Chọn người quân tử đói no cũng đành -
Mẹ ơi đừng mắng con yêu
-
Giếng Bình Đào vừa trong vừa mát
-
Sông lai láng, bể lại láng lai
Sông lai láng, bể lại láng lai
Hỡi người quân tử quen ai mà mừng? -
Nói ra dạ giữ lấy lời
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ngũ đẳng
- Năm đẳng cấp phong cho quan chức thời phong kiến, theo thứ tự từ trên xuống thấp là công, hầu, bá, tử, nam. Trên ngũ đẳng là vương. Cách phân cấp này bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại.
-
- Hầu
- Mà (từ cũ).
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Ứ hự
- Tiếng phát ra nghe nhự bị tắc nghẽn trong cổ họng, thường để tỏ ý không bằng lòng.
-
- Bàn Thạch
- Tên một ngôi làng nay thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ sông Thu Bồn. Tại đây có nghề truyền thống là làm chiếu cói.
-
- Quận công
- Một tước hiệu thời phong kiến trong lịch sử nước ta, phổ biến nhất vào thời vua Lê - chúa Trịnh. Khi ấy quận công được xếp chỉ sau vua, chúa và vương.
-
- Đây là hai câu trong bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, một thi sĩ Trung Quốc thời Đường. Nguyên văn Hán Việt:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyềnTrần Trọng Kim dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
-
- Vượt biên
- Trốn ra nước ngoài.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Đèo Le
- Một cái đèo nằm giữa hai xã Quế Long và Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đèo này vốn do người Pháp khai phá thành con đường lên Nông Sơn và đặt tên là Đờ - Le. Vì đèo cao và dài, đường sá gập ghềnh khó đi, muốn vượt qua thì phải mất nhiều công sức, hết cả hơi thở nên dân gian mới gọi là đèo Le (le với hàm ý là le lưỡi). Hiện nay đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, với món đặc sản là gà tre Đèo Le.
-
- Cửu phẩm
- Triều đình nhà Nguyễn thời vua Minh Mạng áp dụng chế độ quan lại nhà Thanh (Trung Quốc), chia lại toàn bộ triều đình thành chín phẩm (cửu phẩm). Theo đó, quan lại đứng đầu thuộc hàm Nhất phẩm, thấp nhất là Cửu phẩm.
-
- Thanh Lâm
- Tên gọi của một huyện đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam kể từ thời thuộc Minh (1407-1427), hiện nay là huyện Nam Sách và một phần thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
-
- Phước Kiều
- Tên một làng nay thuộc thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, hình thành từ hơn 400 năm nay. Làng này nổi tiếng cả nước với nghề đúc các loại nhạc cụ truyền thống như thanh la, chiêng, tạ... và các vật dụng, hàng mĩ nghệ bằng đồng.
-
- Bình Đào
- Địa danh nay là vùng đất bao gồm hai xã Bình Minh và Bình Đào, huyện Thanh Bình, tỉnh Quảng Nam.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).