Có lá lốt tình phụ xương sông
Có chùa bên Bắc, miếu bên Đông để tàn
Tìm kiếm "Chùa Vĩnh Nghiêm"
-
-
Văn kì thanh bất kiến kì hình
-
Trách gà sao vội gáy tan
Trách gà sao vội gáy tan
Chung tình chưa mãn chuông vàng vội rung -
Chén son tôi để giữa trời
-
Vọng phu hoá đá chờ chồng
-
Phận em còn nhỏ còn khờ
Phận em còn nhỏ còn khờ
Làm dâu chưa đặng thì nhờ có anhDị bản
-
Trèo lên cây khế nửa ngày
-
Lửa cháy còn đổ dầu thêm
Lửa cháy còn đổ dầu thêm
Kẻ can chưa được, người chêm mãi vào -
Ra về lụy ứa thấm bâu
-
Đêm nay cánh vạc về đâu
-
Ngồi buồn kể chuyện Lưu Hầu
-
Gặp nhau giữa đám ruộng vuông
Gặp nhau giữa đám ruộng vuông
Lời phân chưa dứt nước mắt tuôn theo liền -
Chơi trăng không sợ phép ông trời
Chơi trăng không sợ phép ông trời
Đốt chùa không tội bằng cướp duyên người lẻ đôi -
Đã buồn lại giục cơn buồn
Đã buồn lại giục cơn buồn
Mưa đông chưa tạnh, nước nguồn lại thêmDị bản
Đã buồn lại giục thêm buồn
Mưa đông chưa tạnh, nước nguồn đã sa
-
Học trò đi học đã về
-
Em về sao được mà về
-
Mi nhỏ như sợi chỉ mành
-
Trèo lên cây khế nửa ngày
-
Vui là vui gượng qua thì
Vui là vui gượng qua thì
Công danh chưa toại, vui gì mà vui -
Me đừng mần đĩ
Chú thích
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Văn kì thanh bất kiến kì hình
- Chỉ mới nghe tiếng mà chưa gặp mặt (chữ Hán).
-
- Chòi
- Với lên cao.
-
- Vọng Phu
- Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Phiên bang
- Nước của người Phiên. Người Trung Quốc xưa gọi các dân tộc sống ngoài biên cương của mình là người Phiên. Về sau chữ "Phiên" được sử dụng để chỉ nước ngoài nói chung, đặc biệt là những nước không theo văn hiến Trung Hoa.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Sao Vược
- Một số bản chép là sao Vượt, một ngôi sao trong sự tích sao Hôm, sao Mai của dân gian Việt Nam. Theo đó, sao Hôm và sao Mai vốn là hai anh em mồ côi cha mẹ, rất thương yêu nhau. Người anh bị bắt đi phu, trước khi đi dặn em trông nom chị dâu. Nghe lời anh, em đêm ngày lo lắng coi giữ chị. Em khoét một lỗ vách, đêm đêm luồn tay qua, đặt lên bụng chị để canh. Không ngờ, chị có thai. Em sợ trốn đi, đi mãi, kiệt sức chết, hóa thành sao Hôm. Người anh trở về, thấy sự rắc rối, rất giận em. Cho đến khi vợ đẻ ra một bàn tay thì anh mới hiểu em mình bị nghi oan, liền đi tìm, đi mãi, chết hóa thành sao Mai. Người vợ cũng đi tìm chồng và em, chết hóa thành sao Vược. Vì vậy sao Vược cứ lao qua lao lại giữa bầu trời như đang tìm kiếm ai đó.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Trương Lương
- (262 TCN-188 TCN) Tự là Tử Phòng, một trong những khai quốc công thần của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà được người đời xưng tụng là "Hán triều Tam kiệt." Sau này ông được Hán Cao Tổ phong là Lưu Hầu, nên đời sau cũng gọi ông với tên ấy.
-
- Chỉ mành
- Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
-
- Ốc nhồi
- Còn gọi là ốc đồng, điền loa, loại ốc hay gặp ở các ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du. Ốc nhồi có vỏ tương đối lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hoặc nâu đen, mặt trong hơi tím. Lỗ miệng dài hẹp, tháp ốc vuốt nhọn, có 5,5 - 6 vòng xoắn, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông, các vòng xoắn trên nhỏ dần, vuốt nhọn dài. Ốc nhồi là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn dân dã như ốc xào, bún ốc, canh ốc hay những món đặc sản: ốc nhồi thịt, ốc hấp lá gừng, ốc nhồi hấp sả.
-
- Me
- Mẹ (từ địa phương).
-
- Phạt vạ
- Hình phạt ở làng, xã nước ta thời phong kiến, thường là bằng tiền.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.