Rượu nào rượu lại say người
Bớ người say rượu, chớ cười rượu say!
Tìm kiếm "phấn"
-
-
Đau bụng lấy bụng mà chườm
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gái đâu có gái lạ đời
Gái đâu có gái lạ đời
Chỉ còn thiếu một ông trời không chim
Long thần, thổ địa cũng tìm
Thổ công, vua bếp cũng chim cả rồiDị bản
-
Nói thì đâm năm chém mười
Nói thì đâm năm chém mười
Đến khi tối trời chẳng dám ra sân -
Đất Quảng Nam rộng đà ra sức rộng
– Đất Quảng Nam rộng đà ra sức rộng
Đường ra kinh xa đã quá xa
Anh ra làm chi mỗi tháng mỗi ra?
Anh ra một bữa cực ta ba, bốn ngày
– Tam Kỳ, Đại Lộc, Phú Yên, Khánh Hòa
Chốn kinh kì là chốn nhạc gia qua ở thường
Không đi thì ổng nhớ bả thương
Còn phận anh là rể xa đường quản chi
Đi thời phải sắm lễ nghi
Có lần ổng trả có kì ổng ăn luôn
Không đi cha ổng nghĩ, mẹ ổng buồn
Ổng có ra thăm cháu em nhớ chống chiếc xuồng cho cha vô
Cha vô năm ba bữa cha buồn
Ổng có trở về nhạc mẫu, em nhớ chống chiếc xuồng cho ổng raDị bản
-
Chân mình những lấm mê mê
-
Mẹ ơi con muốn lấy chồng
Mẹ ơi con muốn lấy chồng
Con ơi mẹ cũng một lòng như con!
Mẹ ơi con đã có thai
Con ơi, mẹ cũng được vài tháng nay!
Mẹ ơi, con đẻ hôm nay
Con ơi, mẹ cũng đẻ ngay bây giờ! -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mẹ ơi con ngứa nghề thay
-
Mẹ ơi sinh trai mà chi
Mẹ ơi sinh trai mà chi
Đầu gà má lợn đem đi cho người
Mẹ sinh con gái như tôi,
Đầu gà má lợn mẹ ngồi mẹ ăn! -
Mẹ khen con mẹ chính chuyên
Mẹ khen con mẹ chính chuyên
Chính chuyên với mẹ nó hiền với trai
Mẹ ơi con mẹ hư rồi
Đừng cho trang điểm, phấn dồi uổng công. -
Bữa cơm múc nước rửa râu
Bữa cơm múc nước rửa râu
Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm
Đêm đêm dắt cụ đi nằm
Than thân phận gái, ôm lưng lão già
Ông ơi, ông buông tôi ra
Kẻo người trông thấy, người ta chê cười -
Gà tơ xào với mướp già
Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi
Ra đường, chị giễu em cười
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng
Đêm nằm tưởng cái gối bông
Giật mình gối phải râu chồng nằm bên
Sụt sùi tủi phận hờn duyên
Oán cha trách mẹ tham tiền bán conDị bản
Mướp non nấu với gà già
Chồng mới mười tám, vợ đà bốn mươi
Ra đường chị chế em cười
Tưởng hai cô cháu, hóa đôi vợ chồng
-
Có duyên mới lấy chồng già
-
Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
-
Ở đời nên phải chiều đời
-
Cá sặc mà rượt cá rô
-
Vô duyên lấy phải chồng già
Vô duyên lấy phải chồng già
Ra đường bạn hỏi rằng cha hay chồng?
Nói ra đau đớn trong lòng
Chính thực là chồng có phải cha đâu.
Ngày ngày vác cối giã trầu
Tay thời rót nước, tay hầu cái tăm.
Đêm đêm đưa lão đi nằm
Thiếp đặt lão xuống, lão nằm trơ trơ.
Hỡi ông lão ơi! Ông trở dậy cho thiếp tôi nhờ
Để thiếp tôi kiếm chút con thơ bế bồng.
Nữa mai người có thiếp không
Xấu hổ với chúng bạn, cực lòng mẹ cha.Dị bản
Vô duyên vô phúc húc phải ông chồng già
Ra đường bị hỏi là cha hay chồng?
Nói ra đau đớn trong lòng
Ấy cái nợ truyền kiếp, chớ phải chồng em đâu!Tốt số lấy được chồng già
Ra đường bạn hỏi: Ông gia hay chồng?
Không nói ra thì cực trong lòng
– Ông gia tôi đó, nỏ phải chồng tôi đâu
Cơm xong, múc nước, nhai trầu
Đêm tắt đèn đi ngủ, hàm râu ông kề vào
Tôi xê ra ông lại xịch vào
Phận tôi là gái má đào mắt xanh
Lẽ nào kêu cố bằng anh?
-
Mẹ già hết gạo treo niêu
-
Lỗ mũi mười tám gánh lông
-
Muốn ăn đậu phụ tương tàu
Chú thích
-
- Hoắc hương
- Còn được gọi là hắc hương (hoắc: đậu, hương: mùi thơm, gọi vậy vì cây này nó lá giống lá đậu mà lại có mùi thơm) là một loại cây nhỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao chừng 30-60, thân có lông, dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, nôn ói...
-
- Chim
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Long Thần
- Thần rồng trong thần thoại Ấn Độ, tiếng Sanskrit là नागराज Nāgārāja (nghĩa là vua rồng) . Trong thần thoại Phật giáo, Long Thần có chức năng hộ trì Phật pháp, bảo vệ chùa chiền và người tu hành. Vì thế, nhiều chùa chiền thường có tượng Long Thần.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Hà Bá
- Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.
-
- Tôn Ngộ Không
- Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Kinh thành, tức Huế, nhưng còn có ngụ ý khác.
-
- Tam Kỳ
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trung tâm tỉnh. Trước đây (đến nửa đầu thế kỷ 20), địa danh Tam Kỳ còn dùng để chỉ một xã thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và “làng Tam Kỳ” cùng “làng Tứ Bàn” là hai trong các làng địa phương trước Cách mạng tháng Tám trực thuộc xã ấy.
-
- Đại Lộc
- Tên một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang. Người dân sinh sống chủ yếu bằng các nghề trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải, đan lát, làm nhang, thợ hồ, chế tác đá, đi rừng, tìm trầm, kỳ nam, khai thác dầu rái, buôn bán trao đổi...
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Khánh Hòa
- Một tỉnh duyên hải thuộc Nam Trung Bộ. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... cùng khu du lịch quốc tế bắc bán đảo Cam Ranh. Với khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác, Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.
-
- Nhạc gia
- Bố chồng hoặc bố vợ (từ Hán Việt).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Nhạc mẫu
- Mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Ba kỳ
- Tức Tam Kỳ, tên gọi chung cho ba vùng đất do thực dân Pháp và triều đình bù nhìn nhà Nguyễn phân chia nước ta vào thế kỉ 19. Ba kỳ gồm có: Bắc Kỳ (Tonkin, từ phía Nam tỉnh Ninh Bình trở ra), Trung Kỳ (Annam, từ phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang) và Nam Kỳ (Cochinchine).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khổn
- Một biến thể ngữ âm của chữ "khốn" [困] (khốn khổ) trong phương ngữ Nam Bộ.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đuốc
- Bó nứa hay tre, đầu được quấn giẻ tẩm chất cháy (như dầu, sáp...) để đốt sáng.
-
- Ngứa nghề
- (Thô tục) hứng tình.
-
- Giễu
- Nói ra, đưa ra để đùa bỡn, châm chọc hoặc đả kích.
-
- Tơ tưởng
- Nghĩ liên miên không dứt đến người hoặc cái mà mình nhớ mong, ước muốn.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Mãn kiếp
- Suốt đời, cho đến tận lúc chết (thường nói về việc không hay).
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Xô bồ
- Lẫn lộn, không phân biệt tốt xấu
-
- Ông gia
- Bố chồng hoặc bố vợ (cách gọi ở một số địa phương miền Trung).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cố
- Gắng, gắng gượng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Đậu phụ
- Món ăn làm từ tinh chất đậu nành được làm kết tủa đông lại thành khối. Có nguồn gốc Trung Hoa, đậu phụ là món ăn bình dân của nhiều quốc gia châu Á, và là một trong những món ăn chính của người ăn chay theo đạo Phật.
-
- Tương tàu
- Một loại đồ chấm làm từ đậu nành trộn với muối và bột mì rang để lên men và phơi nắng, có nguồn gốc từ Trung Hoa. Sau quá trình lên men, phần nước được chắt ra gọi là nước tương (xì dầu), phần xác đậu (bã) còn lại gọi là tương tàu. Tương tàu có rất nhiều biến thể tùy theo vùng miền.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).