Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây?
Thủng thỉnh như chúng anh đây
Chẳng đá nào vấp chẳng dây nào quàng.
Tìm kiếm "vũ trụ"
-
-
Nhớ xưa trả nợ ba đời
-
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời dì ghẻ có ưa con chồng -
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được lá rừng
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây -
Đố ai đếm được lá rừng
-
Một cây làm chẳng nên non
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao -
Rộng đồng mặc sức chim bay
-
Đố ai lặn xuống vực sâu
Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa -
Đố ai lượm đá quăng trời
Dị bản
-
Đố ai tát bể Đông Khê
Dị bản
-
Đố ai biết đá mấy hòn
Dị bản
Đố ai biết núi mấy hòn,
Sao vua mấy cái, trăng tròn mấy nơi?
-
Tua rua thì mặc tua rua
Dị bản
Trâu hay không ngại cày trưa
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền
-
Có trăng thì phụ lòng đèn
Có trăng thì phụ lòng đèn
Ba mươi, mồng một đi tìm lấy trăng -
Lên non đón gió lấy trầm
-
Đố ai biết lúa mấy cây
Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc biết mây mấy tầng -
Người đời khác nữa là hoa
-
Đời người như cảnh phù du
Đời người như cảnh phù du
Sớm còn tối mất, công phu nhọc nhằn -
Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi -
Đố ai bắt chạch đằng đuôi
-
Ngồi rồi may túi đựng trời
Ngồi rồi may túi đựng trời
Đan phên chắn gió, giết voi xem giò
Ngồi rồi vác thước đi đo
Đo hết núi Sở về đo chùa Thầy
Lên ngàn, đo gió đo mây
Xuống sông đo nước, về đây đo người,
Đo người mười tám đôi mươi
Mười tám chẳng được, đo người mười lăm.Dị bản
Ngồi buồn may túi đựng trời,
Đem sề sảy đá, giết voi xem giò.
Ngồi buồn đem thước đi đo,
Đo từ núi Sở, núi So, núi Thầy
Lên trời đo gió đo mây
Xuống sông đo nước, lại đây đo người.
Đo từ mười tám, đôi mươi
Đo lên chẳng được, đo người mười lăm.
Tuổi em vừa đúng trăng rằm,
Tuổi anh mười sáu kết trăm năm vừa.Ngồi buồn may túi đựng trời,
Đem sề sảy đá, giết voi xem giò.
Ngồi buồn đem thước ra đo,
Đo từ núi Sở, núi So, núi Thầy
Lên trời đo gió đo mây
Xuống sông đo nước, về đây đo người.
Đo từ mười tám, đôi mươi
Đo được một người vừa đẹp vừa xinh.
Chú thích
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Lượm
- Nhặt (phương ngữ miền Trung và Nam Bộ).
-
- Quăng
- Ném.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Đông Khê
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đông Khê, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Sông Bồ Đề
- Một con sông nhỏ tại tỉnh Cà Mau. Sông được bắt đầu tại đoạn giao nhau giữa sông Cửa Lớn và sông Đầm Dơi, tại địa phận xã Tam Giang, huyện Ngọc Hiển. Từ đây sông chảy theo hướng đông nam đổ ra biển Đông. Sông có chiều dài khoảng 10km, hai bên bờ là rừng ngập mặn.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Ruộng ngấu
- Ruộng đã được cày bừa kĩ.
-
- Bạn điền
- Bạn nhà nông.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Khác nữa là
- Không khác gì.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Rồi
- Rảnh rỗi.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Núi Sở
- Một ngọn núi ở huyện Chương Mỹ, trước thuộc tỉnh Hà Tây, nơi có chùa Trăm Gian.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Sề
- Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
-
- Núi So
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Núi So, hãy đóng góp cho chúng tôi.