Tìm kiếm "tua rua"
-
-
Anh với em má tựa vai kề
-
Nước trong leo lẻo tựa gương
Nước trong leo lẻo tựa gương
Sao em không múc, định nhường cho ai -
Ngất nga ngất ngưởng tựa cần câu
-
Chợ Dinh bán nón quan hai
-
Hỡi người đứng ở bờ sông
-
Răng đen sì giống Huế
-
Khăn bàn lông một thuớc mốt
Dị bản
-
Dòng sông mặt nước lờ đờ
-
Cái gì cao lớn lênh khênh
-
Nịnh bợ mà được sống đời
-
Ba gian nhà rạ lòa xòa
-
Con mắt em liếc cũng ngoan
-
Năm ngoái em trắng như vôi
-
Thương em biết chở mấy tàu
-
Thường khi đi nhớ về thương
-
Râu một sợi dài tít tắp
-
Lác đác lộc hồng
-
Trời mưa vần vũ tình cũ xa rồi
Trời mưa vần vũ tình cũ xa rồi
Biết ai nương tựa lần hồi tấm thân -
Trời mưa chi hoài chi hủy
Chú thích
-
- Chàm
- Màu xanh gần với xanh lam và tím. Có một loại cây tên là cây chàm, được dùng để chế thuốc nhuộm màu chàm, được sử dụng để nhuộm vải. Thuốc nhuộm màu chàm cũng gọi là chàm. Việc nhuộm vải màu chàm cũng gọi là nhuộm chàm.
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Tề
- Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Dinh
- Còn gọi là chợ Dinh Ông, một cái chợ ở đường Chi Lăng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Chợ được gọi như thế vì lúc trước vùng này có nhiều dinh thự các ông hoàng, bà chúa hay quan lớn.
-
- Xe chỉ
- Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...
Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Chà Và
- Việt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.
-
- Khăn bàn lông
- Khăn mặt, khăn tắm, khăn khổ lớn, mặt khăn có những sợi len mịn đều nhô ra.
-
- Thước
- Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sống đời
- Sống hoài, sống mãi.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Đơn sai
- Thiếu trung thực (từ cũ).
Cửa hàng buôn bán châu Thai
Thực thà có một, đơn sai chẳng hề
(Truyện Kiều)
-
- Dăm bào
- Vụn gỗ mỏng thải ra khi bào gỗ. Nhân dân ta thường chỉ dùng dăm bào để đốt lửa, lót chuồng, hoặc làm phân bón. Ngày nay dăm bào được mua với khối lượng lớn để xuất khẩu.
-
- Ví
- Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Cầm thủy
- Nước ngập, không rút xuống được.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)