Tông Đản là của vua quan,
Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần.
Đồng Xuân là của thương nhân,
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.
Tìm kiếm "quảng ninh"
-
-
Mình về đường ấy thì xa
-
Vè Thánh Gióng
Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hăm tám tướng cường ngũ nhung
Xâm cương cậy thế khỏe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh
Trời cho thánh tướng giáng sinh
Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay
Mới lên ba tuổi thơ ngây
Thấy vua cầu tướng ngày rày ra quân … -
Ở đâu đi bán cá con
– Ở đâu đi bán cá con
Ở đâu nung chĩnh, nung lon, nung nồi
Ở đâu gánh đá nung vôi
Ở đâu nấu rượu cho người ta mua
Ở đâu không miếu không chùa
Ở đâu tế lễ rước vua về thờ
Ở đâu thêu quạt thêu cờ
Ở đâu chạm vẽ đồ thờ ống hoa
Ở đâu có lính quan ba
Có dinh quan sáu có toà quan năm?
– Kẻ Dưng đi bán cá con
Kẻ Cánh nung chĩnh, nung lon, nung nồi
Kẻ Tự gánh đá nung vôi
Kẻ Rau nấu rượu cho người ta mua
Bên Tây không miếu không chùa
An Nam tế lễ rước vua về thờ
Hà Nội thêu quạt thêu cờ
Bắc Ninh chạm vẽ đồ thờ ống hoa
Hải Phòng có lính quan ba
Có dinh quan sáu có toà quan năm.Dị bản
Kẻ Dưng đi bán cá con
Kẻ Cánh gánh đất nỉ non nặn nồi
Kẻ Tự gánh đá nung vôi
Kẻ Rau nấu rượu cho người ta say
-
Vè trách vua Tự Đức hai lòng
Trách vua Tự Đức hai lòng
Đi về bên đạo, bỏ công bên đời
Mần quan ra rồi
Vượt lòng không cạn
Tây sang buôn bán
Viện lấy giữ nhà
Ai biết sự là
Tây sang cướp nước
Khi mới sang, đánh được
Răng không đánh đi cho … -
Có phải bánh không chân nên anh gọi bánh bò
-
Chiều chiều mây phủ Sơn Hà
-
Bao giờ núi Ấn hết tranh
-
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
Liều mình lén mẹ theo anh phen này -
Ai về núi Ấn sông Trà
Dị bản
Ai về núi Ấn sông Trà
Có thương thì hãy ghé nhà thăm em
-
La Hà Thạch Trận là đây
-
Đưa anh về Quảng em lo
-
Ai về Cổ Lũy xóm Câu
-
Anh về Mỹ Á chi lâu
Dị bản
Chàng về Mỹ Á chi lâu
Để em ôm chiếc thuyền câu đợi chàng
-
Ngó lên hòn núi Chóp Vung
-
Gái Thanh Khiết chuyên nghề cải giá
-
Học trò xứ Quảng ra thi
-
Chiêm Sơn là lụa mĩ miều
Dị bản
-
Phú Lộc ngan ngát hương thơm
-
Nhất Phước Kiều đám ma, nhì Thanh Hà nhà cháy
Chú thích
-
- Tông Đản
- Trước có tên là Tôn Đản, một con phố ở Hà Nội, nay thuộc các phường Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Phố được đặt theo tên Nùng Tông Đản, tướng lĩnh người dân tộc Nùng, thuộc tướng của Lý Thường Kiệt, có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu trên đất nhà Tống. Trong thời bao cấp, ở phố Tông Đản có nhiều nhà ở của các cán bộ cao cấp nhà nước.
-
- Nhà thờ Lớn Hà Nội
- Tên chính thức là Nhà thờ Chính tòa thánh Giuse, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, được xây dựng từ năm 1884, nay thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
- Chợ Đồng Xuân
- Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.
-
- Đặng Dung
- Tên một con phố nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Phố được đặt theo tên danh tướng Đặng Dung thời nhà Trần.
-
- Sông Hồng
- Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.
-
- Ninh Bình
- Một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vùng đất này từng là kinh đô nước ta vào thế kỉ 10, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng.
-
- Chùa Non Nước
- Một ngôi chùa tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy, nay thuộc địa phận phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, được xây từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Hiện nay núi chùa Non Nước là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đồng thời cũng là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh Ninh Bình.
-
- Núi Ngọc Mỹ Nhân
- Còn có tên là núi Cánh Diều hoặc núi Phi Diên, một ngọn núi nằm ở phía đông thành phố Ninh Bình. Theo truyền thuyết, vào thời nhà Đường, Cao Biền sang cai trị nước ta, thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch. Khi bay đến đất Hoa Lư, y bị một đạo sĩ (do thần Thiên Tôn hóa thân) cùng nhân dân ở đây dùng tên bắn trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống hòn núi này. Từ đó núi mang tên là Cánh Diều.
-
- Núi Gối Hạc
- Còn gọi là Hồi Hạc hoặc Hạc Sơn, một ngọn núi ở làng Đại Phong, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là một thắng cảnh nổi tiếng trong vùng.
-
- Thương
- Còn gọi là Ân, hay Ân Thương, một triều đại trong lịch sử Trung Quốc (khoảng 1766-1122 trước Công nguyên), cai trị cả một vùng đồng bằng rộng lớn phía Bắc Trung Quốc thời bấy giờ. Vua thứ 30 của nhà Thương là Trụ Vương khét tiếng tàn bạo, bị bộ tộc Chu nổi dậy giết chết, lập nên nhà Chu. Nhà Chu không tận diệt hậu duệ nhà Thương, thậm chí còn phong đất nhưng nhà Thương từ đó tự suy dần và diệt vong.
-
- Ngũ nhung
- Năm món đồ binh khí thời xưa: cung, nỏ, giáo, mác, kích.
-
- Xâm cương
- Xâm lấn biên cương, bờ cõi.
-
- Vũ Ninh
- Tên một ngọn núi ở tỉnh Bắc Ninh, theo sự tích là quê của Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương). Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử), là người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra thời vua Hùng thứ 6 tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, do mẹ ông ướm chân vào một vết chân lớn trên đất về mang thai. Tuy lên ba nhưng Gióng không biết nói cười, đi đứng. Đến khi giặc Ân kéo đến bờ cõi, Gióng bỗng dưng cất tiếng gọi mẹ nhờ mời sứ giả của vua vào, đưa yêu sách đòi áo giáp, roi và ngựa sắt để đánh giặc. Chỉ trong mấy hôm, Gióng vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn, cưỡi ngựa sắt vua ban đánh giặc Ân tan tác. Đuổi đám tàn quân đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), Gióng cởi áo giáp, thả dao, cùng ngựa bay về trời.
-
- Phù Đổng
- Tên một ngôi làng theo truyền thuyết là quê hương của Thánh Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Quan ba
- Tên gọi thời Pháp thuộc của cấp hàm đại úy (capitaine) Gọi vậy vì quân hàm này có 3 vạch.
-
- Quan sáu
- Cách gọi thời Pháp thuộc của quân hàm Đại tướng.
-
- Quan năm
- Cách gọi thời Pháp thuộc của quân hàm đại tá. Gọi vậy vì quân hàm này có 5 vạch.
-
- Tứ Trưng
- Tên Nôm là Kẻ Dưng, nay là một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một vùng đất có nền văn hiến lâu đời, với đầm Dưng, chợ Dưng, đền Dưng, và lễ hội thờ Đức Ông vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
-
- Hương Canh
- Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.
-
- Đại Tự
- Tên nôm là kẻ Tự, nay là một xã thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Cựu Ấp
- Tên nôm là kẻ Rau, nay là xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng thờ Tam Giang Đại Vương Thổ Lệnh, có nghề nuôi tằm. Hàng năm làng tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng Năm có các tục đua thuyền cướp kén ở ngã Ba Hạc.
-
- Bắc Ninh
- Một tỉnh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, rất giàu truyền thống văn hóa. Bắc Ninh có nhiều lễ hội (hội Lim, hội Đền Đô, hội Phù Đổng...), nhiều đền chùa (chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích...), là quê hương của danh tướng Cao Lỗ, Lý Thái Tổ, Nguyên Phi Ỷ Lan, đồng thời là cái nôi của dân ca quan họ.
-
- Hải Phòng
- Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
-
- Tự Đức
- (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Xít
- Gần sát (phương ngữ Quảng Nam).
-
- Sơn Hà
- Tên một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Núi Thiên Ấn
- Gọi tắt là núi Ấn, dân gian còn gọi là núi Hó, là một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cao chừng 100m, bốn phía sườn có hình thang cân như chiếc ấn niêm cạnh dòng sông nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Cùng với sông Trà, núi Ấn được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi, vì thế Quảng Ngãi còn được gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Trà Khúc
- Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- La Hà Thạch Trận
- Tên một thắng cảnh nằm về phía đông thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 5 km về hướng Nam, gồm bốn ngọn núi đá: Cao Cổ, Đá Chẻ, Voi và Hùm. Tên "La Hà Thạch Trận" (trận địa bằng đá ở La Hà) là do Nguyễn Cư Trinh đặt.
-
- Quảng Ngãi
- Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.
-
- Ao Vuông
- Một địa danh nằm ở phía bắc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trước kia, đây là vùng cây cối rậm rạp, nhiều giặc cướp và thú dữ.
-
- Ba Gò
- Một địa danh nằm giữa hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Vào thời xa xưa, đây là vùng cây cối rậm rạp, có nhiều giặc cướp và thú dữ.
-
- Cổ Lũy
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nay chia thành thôn Cổ Lũy Bắc và thôn Cổ Lũy Nam thuộc xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa. Có một thôn Cổ Lũy khác, nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Hai vùng này đều nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói.
-
- Mỹ Á
- Một cửa biển nay thuộc xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chóp Vung
- Tên một cụm núi nhỏ nằm kẹp giữa ba xã Phổ Phong, Phổ Thuận và Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những điểm đóng quân đầu tiên của đại đội Charlie (Mỹ) trước khi bay về tham gia vụ thảm sát Mỹ Lai.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thanh Khiết
- Tên một làng nay thuộc xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Sung Tích
- Tên một làng nay thuộc xã Sơn Hội, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Câu ca dao này có sự chơi chữ. Dân Thanh Khiết ngày xưa thường làm nghề trồng các loại rau cải và làm giá (mầm đậu). Dân Sung Tích xưa làm nghề trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ dệt lụa. "Cải giá" vừa có nghĩa là cây cải, rau giá, vừa có nghĩa là "lấy chồng lần nữa." "Kén dâu" vừa có nghĩa là kén tằm, cây dâu tằm, vừa có nghĩa là kén chọn cô dâu.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Chiêm Sơn
- Tên một làng nay thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là một trong những làng xã hình thành từ rất sớm vào thế kỷ 15 ở Quảng Nam khi những cư dân Thanh - Nghệ di dân vào khai phá mở mang bờ cõi với tiền hiền là tộc Nguyễn Công, Nguyễn Văn và Nguyễn Đình. Vào thời kỳ đầu các chúa Nguyễn (thế kỷ 17), làng Chiêm Sơn là nơi trù phú, nổi tiếng về nông nghiệp, dệt lụa tơ tằm. Qua nhiều thế hệ phát triển, đến những năm cuối thế kỷ 19, Chiêm Sơn trở thành làng quê nông nghiệp phồn thịnh điển hình nhất của Phủ Duy Xuyên với “số ruộng đất của làng đã lên đến 800 mẫu kể cả công tư điền thổ, nhân khẩu trên 1500 người; thổ sản của làng là lúa, khoai, đậu phụng; nhiều nhất là sắn, mỗi năm tiêu thụ không hết phải bán ra ngoài” (theo Quảng Nam xã chí).
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Duy Xuyên
- Tên một huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Nam, có truyền thống hiếu học. Nơi đây có hai thắng tích nổi tiếng là thánh địa Mỹ Sơn và thành cổ Trà Kiệu.
-
- Phước Kiều
- Tên một làng nay thuộc thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, hình thành từ hơn 400 năm nay. Làng này nổi tiếng cả nước với nghề đúc các loại nhạc cụ truyền thống như thanh la, chiêng, tạ... và các vật dụng, hàng mĩ nghệ bằng đồng.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Đây là một cách nói vui về hai làng nghề Phước Kiều và Thanh Hà. Khi đúc xong chiêng đồng, thợ đúc của làng Phước Kiều thực hiện công đoạn “dạy tiếng,” nghĩa là phải đánh liên tục để chỉnh sửa cho âm thanh đạt đến độ trong, thanh và vang. Tiếng thử chiêng ấy rất giống tiếng chiêng của đám ma. Tương tự, các lò nung gốm ở Thanh Hà hằng ngày thải khói bay lên trời nghi ngút giống như nhà cháy.