Thân em làm lẽ chẳng hề
Có như chính thất mà lê giữa giường
Tối tối chị giữ mất buồng
Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò
Mong chồng, chồng chẳng xuống cho
Ðến khi chồng xuống, gà đã o o gáy dồn
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn?
Mày cho tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con!
Tìm kiếm "da gà"
-
-
Tháng giêng lúa mới chia vè
Tháng giêng lúa mới chia vè
Tháng tư lúa đã đỏ hoe đầy đồng
Chị em đi sắp gánh gồng
Đòn càn tay hái ta cùng ra đi
Khó nghèo cấy mướn gặt thuê
Lấy công đổi của chớ hề lụy ai
Tháng hai cho chí tháng mười
Năm mười hai tháng em ngồi em suy
Vụ chiêm em cấy lúa đi
Vụ mùa lúa ré, sớm thì ba giăng
Thú quê rau cá đã từng
Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan
Việc nhà em liệu lo toan
Khuyên chàng học tập cho ngoan kẻo mà
Tháng sáu em cấy anh bừa
Tháng mười em gặt anh đưa cơm chiều -
Vè đánh Tây
Tượng nghe:
Nước có nguồn, cây có gốc
Huống chi người có da, có tóc
Mà sao không biết chúa, biết cha?
Huống chi người có nóc có gia
Mà sao không biết trung biết hiếu
Hai vai nặng trĩu
Gánh chi bằng gánh cang thường
Một dạ trung lương
Gồng chi bằng gồng xã tắc
Bớ những người tai mắt
Thử xem loại thú cầm:
Trâu ngựa dòng điếc câm
Còn biết đền ơn cho nhà chủ
Muông gà loài gáy sủa
Còn biết đáp nghĩa lại người nuôi … -
Công em gánh đá tạc bia
Công em gánh đá tạc bia
Công em trò chuyện sớm khuya với chàng
Bây giờ bác mẹ bàn ngang
Công em trò chuyện với chàng mất không
Ai ngờ chuối trổ mùa đông
Biết rằng có chắc hay không mà chờ
Chờ anh chờ ngẩn, chờ ngơ
Chờ hết mùa mận, mùa mơ, mùa hồng
Cắm sào em đợi nước trong
Nước nguồn chảy xuống còn mong nỗi gì -
Ai làm gành đá hết vôi
-
Trăm năm lòng gắn dạ ghi
Trăm năm lòng gắn dạ ghi
Nào ai thay nút, đổi khuy cũng đừng -
Đôi ta mới gặp đã lìa
Đôi ta mới gặp đã lìa
Trách ai bẻ khoá quăng chìa xa nhau -
Nói xa đây đã biết gần
-
Khen cho chàng đã to gan
-
Ở xa anh tưởng là tiên
Ở xa anh tưởng là tiên
Lại gần mới biết em chẳng hiền hơn aiDị bản
-
Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, mặt sẫm: đổi thay chuyện tình -
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
-
Chê thao, mặc lụa, cũng tằm
-
Trai mà có cặp răng nanh
Trai mà có cặp răng nanh
Gan dạ, chịu đựng, khôn lanh đủ điều -
Chiều chiều vịt lội sang sông
Chiều chiều vịt lội sang sông
Trời gầm đá nẻ, thiếp không bỏ chàng -
Cơm ăn mỗi bữa một lưng
-
Ví dù đấy có lòng yêu,
-
Bao giờ lấp ngã ba Chanh
-
Bồng bồng mẹ bế em sang
-
Mong cho chóng đến vụ hè
Mong cho chóng đến vụ hè
Tàu seo nghỉ việc em về với anh
Cùng nhau gánh đá xây thành
Trăm năm gìn giữ mối tình đôi ta.Dị bản
Mong cho chóng đến vụ hè
Tàu seo nghỉ việc anh về với em
Cùng nhau xe chỉ mài kim
Tình kia khâu lại cho thêm chắc bền.
Chú thích
-
- Chính thất
- Vợ cả trong các gia đình giàu sang thời phong kiến.
-
- Vè
- Nhánh cây.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Lúa ré
- Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
-
- Lúa Ba Trăng
- Một giống lúa cổ ở nước ta, thời xưa được trồng nhiều ở Nghệ An, từ lúc gieo mạ tới lúc lúa chín vừa vặn ba tháng. Lúa Ba Trăng cho gạo trắng, cơm dẻo, nhiều bột. (Theo Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn).
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Gia
- Nhà (từ Hán Việt).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Trung lương
- Trung chính và lương thiện.
-
- Xã tắc
- Đất nước (xã là đất, tắc là một loại lúa).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Phú Câu
- Làng chài nằm nơi cửa sông Đà Rằng, nay thuộc phường 6 thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Thao
- Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
-
- Nguyễn Khải
- Một danh nhân dưới thời Hậu Lê, được phong tước Đăng quận công, nên nhân dân cũng gọi là ông Đăng. Khi còn sống, ông đã bắt nhân dân kéo đá xây đền thờ cho mình (gọi là sinh từ).
-
- Đông Triều
- Tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, là vùng đất cổ có từ thời Bắc thuộc, ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa. Đây cũng là nơi phát hiện ra than đá đầu tiên ở Việt Nam, và than đá Đông Triều đã được khai thác từ rất sớm – từ những năm 1820.
-
- Ngã ba Chanh
- Ngã ba sông nơi sông Hóa hợp lưu với sông Luộc, nay thuộc địa phận thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Cái tên này bắt nguồn từ làng Chanh Chử thuộc khu vực này.
-
- Cổ Loa
- Kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên, nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa được xây theo hình trôn ốc (loa từ Hán Việt nghĩa là ốc, nên còn gọi là Loa Thành), tương truyền có chín vòng, nhưng căn cứ theo dấu tích thì có ba vòng. Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy.
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Tàu seo
- Một dụng cụ làm giấy dó, chỉ chỗ đựng nước có pha chất keo thật loãng. Người thợ thủ công dùng một cái liềm - một thứ lưới nhỏ mắt đan bằng nứa đặt vào một khuôn gỗ - đem khuôn láng nước bột dó rồi nhúng vào tàu seo, chao đi chao lại cho thành hình tờ giấy.