Ùm ùm tát nước gàu giai
Ruộng cao ta lại tát hai gàu sòng
Bà con trong xóm đổi công
Đêm đêm tát nước ngoài đồng vui ghê
Hôm qua cây lúa còn se
Ngày mai nước chảy tràn về lúa tươi
Cho hay muôn sự tại người
Người mà quyết chí thì trời cũng thua
Tìm kiếm "dòng nước"
-
-
Ngó ra đồng tui thấy nước minh mông đại hải,
-
Bình Sơn nước mặn đồng chua
-
Sóc Trăng nước mặn đồng bằng
-
Trai tân lấy gái nạ dòng
-
Trời vần vũ mây giăng bốn phía
-
Nước giữa dòng chê trong chê đục
Nước giữa dòng chê trong chê đục
Vũng trâu nằm hì hục khen ngon. -
Nước giữa dòng khi trong, khi đục
Nước giữa dòng khi trong, khi đục
Người ở đời khi nhục khi vinh
Anh thấy em ít nói hiền lành
Anh mừng thầm trong bụng, muốn chung tình với em -
Dòng sông mặt nước lờ đờ
-
Cạn đồng thì uống nước khe
Dị bản
Cạn đồng thì uống nước khe
Hết người lịch sự thì ve người đần
-
Anh gánh nước dưới đồng lên đây tưới cội
-
Không trong cũng nước giữa dòng
Không trong cũng nước giữa dòng
Không tin bạn uống vào lòng mà xem. -
Thân em như giọt nước giữa dòng
-
Con cá ra sông, còn mến nước trên đồng
-
Ru con giữa buổi chiều đông
Ru con giữa buổi chiều đông,
Để mẹ tát nước giữa đồng đêm nay.
Cầu giai mẹ đổ luôn tay,
Cho lành manh áo cho đầy cơm con.
Cho lòng mẹ đỡ héo hon,
Cho khuôn mặt trẻ đẹp tròn như gương.
Quản gì một nắng hai sương,
Quản gì gió bụi trên đường con ơi.
Ru con mẹ hát mấy lời,
Ngủ đi cho mẹ còn rời gối tay. -
Ghe bầu trở lái về đông
Ghe bầu trở lái về đông
Con gái theo chồng bỏ mẹ ai nuôi?
– Mẹ tôi đã có người nuôi
Tôi thương chú lái, tôi xuôi một bề
Dầu mà chú lái có chê
Tui theo chú bạn tui về Đồng Nai
Đồng Nai hai nước giao kề
Kẻ đi có vợ người về có con.Dị bản
-
Trách lòng thầy ký thầy cai
-
Con trâu có một hàm răng
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Ngày thường mày ở với tao
Đến khi mày yếu thì tao tuyệt tình
Thịt mày nấu cháo nuôi binh
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Cán dao, cán mác, lược thưa, lược dày…Dị bản
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Thời sống mày đã thương tao
Bây giờ mày chết cầm dao xẻ mày
Thịt mày tao nấu linh đình
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Làm dao, cán mác, lược dày, lược thưa…
-
Ân tình rày đã hết trông
-
Hỡi cô giặt vải bên sông
Hỡi cô giặt vải bên sông
Lòng tôi như nước giữa dòng chảy xuôi
Dặm xa chân bước, nước dời
Tình vương vấn lại với người bên sông
Ngày nào gặp lại mà mong
Cũng như nước chảy giữa dòng mà thôi
Chú thích
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Se
- Khô.
-
- Minh mông đại hải
- (Nước) mênh mông như biển lớn (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bình Sơn
- Tên một huyện ở đông bắc tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có hai cảng biển rất quan trọng là cảng Sa Kỳ và cảng Dung Quất.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Sóc Trăng
- Một tỉnh ven biển nằm ở hạ nguồn sông Hậu, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với chùa Đất Sét và chùa Dơi. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ," "cõi," Kh'leang là "kho," "vựa," "chỗ chứa bạc." Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng.
-
- Kế Sách
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Sóc Trăng.
-
- Ba Rinh
- Địa danh nay là một ấp thuộc xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
-
- Xà Mo
- Cũng gọi là Bưng Xà Mo, một vùng trồng lúa trước đây ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
-
- Trai tân
- Con trai chưa vợ.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Sa cơ
- Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Kim tiền cổ hậu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim tiền cổ hậu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ghe bầu
- Loại ghe (thuyền) đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Ghe bầu ra đời từ giữa thế kỷ 16, có nguồn gốc tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. Tên "ghe bầu" bắt nguồn từ tiếng Khmer xòm pầu.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Bạn biển
- Những người làm mướn về nghề đi biển, nghề cá. Làm nghề này cũng gọi là đi bạn hoặc đi ghe bạn.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Còi tầm
- Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
-
- Mác
- Một loại vũ khí cổ, có lưỡi dài và sắc, cán dài, có thể dùng để chém xa.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Ngãi nhơn
- Nghĩa nhân (phương ngữ Nam Bộ).