Tìm kiếm "Chùa Vĩnh Nghiêm"

Chú thích

  1. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  2. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  3. Song le
    Nhưng mà (từ cũ).

    Ta muốn lòng ta cứ lạnh lùng
    Gác tình duyên cũ chẳng đường trông
    Song le hương khói yêu đương vẫn
    Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng

    (Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)

  4. Cầu khỉ
    Loại cầu đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Cầu rất đơn sơ, thường làm bằng thân tre (gọi là cầu tre), thân dừa (cầu dừa) hoặc cây gỗ tạp, bắt ngang qua kênh rạch. Cầu khỉ có thể có hoặc không có tay vịn, nhưng đều chỉ cho một người đi. Người ta hình dung chỉ có những con khỉ hay leo trèo mới có thể đi được, nên đặt tên là cầu khỉ. Một ý kiến khác lại cho rằng chính dáng người đi lom khom như con khỉ của khách bộ hành là nguồn gốc của cái tên này.

    Cầu tre

    Cầu tre

  5. Mỏ nhát
    Một loài chim nhỏ, lông rằn, vàng nâu, mỏ dài nhọn, bay rất nhanh và xa; thường kiếm mồi trong các ruộng ít nước ban ngày và kêu ban đêm. Người dân quê thường bắt chim mỏ nhát làm món nướng.

    Chim mỏ nhát

    Chim mỏ nhát

  6. Mỹ Lồng
    Còn gọi là Mỹ Luông, một cái chợ có từ lâu đời, nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sách Gia Định thành thông chí chép: "Nơi bờ phía bắc (sông Bến Tre) là chợ Mỹ Luông (tên cũ của chợ Mỹ Lồng) phố xá liền lạc, người buôn bán tụ hội đông đảo." Nơi đây nổi tiếng với đặc sản bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, được chia làm nhiều loại: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa...

    Bánh tráng Mỹ Lồng

    Bánh tráng Mỹ Lồng

  7. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  8. Niên
    Năm (từ Hán Việt)
  9. Cơ đoạn
    Có thể hiểu là lúc khó khăn, đói kém.
  10. Quả
    Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.

    Mâm quả cưới

    Mâm quả cưới

  11. Nếp
    Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.

    Xôi nếp

    Xôi nếp

  12. Chựa
    Chữa (cách phát âm của người Huế).
  13. Tuần đinh
    Người giúp việc canh phòng trong làng xã dưới thời phong kiến hoặc Pháp thuộc.
  14. Biện tuần
    Một chức vụ dưới thời Pháp thuộc, chuyên lo việc biên kí, sổ sách.
  15. Hịt
    Hệt (phương ngữ Nam Bộ).
  16. Đề
    Móng (thường dùng cho thú vật).
  17. Kim Tiên
    Tên một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên núi Bình An, xưa thuộc ấp Bình An, huyện Hương Thủy, nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế.

    Chùa Kim Tiên

    Chùa Kim Tiên

  18. Rế
    Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.

    Đan rế

    Đan rế

  19. Chúa
    Chủ, vua.
  20. Tôi
    Người hầu hạ trong xã hội cũ. Quan lại ngày trước cũng xưng mình là tôi trước vua chúa để tỏ ý cung kính, khiêm nhường.
  21. Muối dưa
    Trộn một hoặc nhiều loại rau, củ, quả với muối và một số gia vị rồi để lên men cho chua, dùng làm thức ăn.

    Dưa cải muối

    Dưa cải muối

  22. Chùa Non Nước
    Một ngôi chùa tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy, nay thuộc địa phận phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, được xây từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Hiện nay núi chùa Non Nước là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đồng thời cũng là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh Ninh Bình.

    Chùa non nước

    Chùa Non Nước

  23. Cửa bàn pha
    Loại cửa của nhà lá mái Bình Định, gồm nhiều cánh có thể tháo lắp được. Nửa bên dưới của cửa bàn pha làm bằng tre hoặc gỗ, bên trên là hệ thống con lơn đẩy qua lại để điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng.