Em tiếc công anh đi lên đi xuống mòn đàng đứt nhợ
Cũng tưởng là duyên nợ hòa hiệp cùng nhau.
Không hay mô phụ mẫu bên anh phụ khó ham giàu,
Bỏ ân tình nặng, ruột em đau chín chiều.
Tìm kiếm "xương gà"
-
-
Anh nói với em như rìu chém xuống đá
-
Dưới gởi thơ lên trên gởi thơ xuống
-
Thầy Hai! Xuống hò một giác cho vui
-
Coi cọp, xuống Thị Nghè
-
Trời ơi! Trông xuống mà coi
-
Sa cơ, hạc xuống ăn bàu
-
Bắt lươn, lươn bò xuống cỏ
Bắt lươn, lươn bò xuống cỏ
Bắt cò, cò bỏ cò bay
Ôi thôi hỏng cả đôi tay
Lươn bò xuống cỏ, cò bay lên trời -
Lên non tìm ngọc, xuống biển tìm châu
Lên non tìm ngọc, xuống biển tìm châu
Gởi lời bạn cũ đừng sầu
Không mai thì mốt, anh bắc cầu thăm em. -
Anh ơi, anh ngồi xuống đây
-
Sống gửi thịt, chết gửi xương
Sống gửi thịt, chết gửi xương
-
Mâm thau chùi sáng, để xuống ván cái xèng
-
Chết hai năm, thịt nát xương mùn
-
Anh lên ngai, em kéo xuống ngai
Anh lên ngai, em kéo xuống ngai
Đất này chẳng thiếu gì trai anh hùng! -
Làm quan có tướng, hát xướng có nòi
Làm quan có tướng
Hát xướng có nòi -
Sống gởi nạc, thác gởi xương
Sống gởi nạc, thác gởi xương
-
Trèo lên Rú Bụt, trụt xuống Khe Giao
-
Cây không lá, cá không xương
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Uống rượu ngồi dai, dái mài xuống đất
Uống rượu ngồi dai, dái mài xuống đất
-
Mâm thau chùi cho sáng, đặt xuống ván
Mâm thau chùi cho sáng, đặt xuống ván, chạm chữ bộ vàng
Thân anh đi làm mướn mà bịt cái răng vàng thiệt khó coi không
Chú thích
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Cái rìu
- Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đoài
- Phía Tây.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giác
- Hồi, lúc, bận (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Thị Nghè
- Tên một con rạch nay thuộc địa phận quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là tên một chiếc cầu bắt ngang qua con rạch này. Cái tên Thị Nghè bắt nguồn từ bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Trịnh Hoài Đức viết: "[bà] có chồng là thư ký Mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do khi đầu bà khai hoang đất ở, bắc cầu ngang qua để tiện việc đi lại, nên dân gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè."
-
- Giồng Ông Tố
- Tên một cái giồng trước thuộc làng Bình Trưng, tổng An Bình, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay là phường Bình Trưng, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Tên giồng lấy theo tên ông Trương Vĩnh Tố, một vị tướng tài của tả quân Lê Văn Duyệt. Ông là người đầu tiên đến khai hoang lập ấp, sống bằng nghề đưa đò chở khách qua sông. Sau khi ông mất, cảm nhớ đến công ơn ông, dân làng đặt tên vùng đất này là đất Giồng Ông Tố. Chợ, rạch và cây cầu bắc ngang rạch cũng lấy theo tên này.
(Lưu ý phân biệt với địa danh ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre).
-
- Cơ khổ
- Cơ (chữ Hán 飢) nghĩa là đói. Cơ khổ nghĩa là đói khổ, thường được dùng để than vãn.
-
- Hàm Nghi
- (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943), vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hàm Nghi là vị vua yêu nước, chủ trương chống Pháp. Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt và đày sang Alger (thủ đô xứ Algérie), tại đây ông sống đến năm 1943 thì qua đời vì bệnh ung thư dạ dày.
-
- Đồng Khánh
- (19 tháng 2, 1864 – 28 tháng 1, 1889) Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Ông là vị vua không chống Pháp, "tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp" (theo sách của Trần Trọng Kim). Vua Đồng Khánh ở ngôi chỉ được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12, khi mới 24 tuổi.
-
- Xằng
- Sai, bậy.
-
- Sa cơ
- Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Phèn
- Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
-
- Tùng
- Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.
-
- Núi Bụt Mọc
- Cũng gọi là rú (núi) Bụt, tên chữ là Tiên Tích Sơn, một ngọn núi nằm trên địa bàn 3 xã Gia Hanh, Phú Lộc, Thường Nga, thuộc địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Lưng núi có tảng đá giống hình người, có vết lõm của bàn chân khổng lồ gọi là Tiên Tích. Trên núi có chùa Bụt Sơn nổi tiếng.
-
- Trụt
- Tụt (phương ngữ).
-
- Khe Giao
- Một làng nay thuộc xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Nêu
- Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.