Hai tay mang gói thẳng xông
Má kêu mặc má, theo chồng cứ theo
Tìm kiếm "thằng Tàu, Tây"
-
-
Nhớ ngày hăm ba tháng ba
-
Giàu thì dãi vải tháng ba
-
Con vua mà lấy thằng bán than
-
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
-
Bao giờ cho đến tháng năm
Bao giờ cho đến tháng năm
Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn.Dị bản
Bao giờ cho đến tháng mười
Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn.
-
Bao giờ cho đến tháng hai
-
Con cộc mà lấy thằng què
Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Têm trầu thì têm lạt vôi,
Bửa cau long hạt, cộc ơi là què!Dị bản
Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Đi chợ thì quên mua vôi,
Mua cau thiếu hạt, mua nồi thiếu vung
-
Đĩ dại làm hại thằng tù
-
Một năm là mấy tháng xuân
-
Chờ anh đã mãn tháng tư
– Chờ anh đã mãn tháng tư
Anh không bước tới, em ừ nơi xa
Mời anh mười sáu qua nhà
Ăn trầu uống rượu nơi xa em kết nguyền
– Phải chi em nói tận từ
Thì anh bước tới tháng tư đã rồi
Vì em ăn nói lôi thôi
Nơi xa họ bước tới đã rồi còn đâu
– Mời anh mười sáu qua nhà?
Mất lòng anh chịu, qua nhà thì không
Anh nguyện cùng em nước mắt chảy bằng sông
Buổi tiền duyên không đặng vợ chồng thì thôi -
Nhiều quan thêm khổ thằng dân
Nhiều quan thêm khổ thằng dân
Nhiều giàu thì lại chết trân thằng nghèo -
Giời làm chết đói tháng ba
Giời làm chết đói tháng ba
Người thì bán cửa bán nhà để ăn
Người thì bán áo bán khăn
Bán đi cho sạch, cốt ăn sống người
Người thì bán mâm bán nồi
Người thì bán cả đồ chơi trong nhà
Người thì bán đất bán nhà
Người thì bán cả mâm xà bát hương
Người thì bán sập bán giường
Có người bán chĩnh làm tương độ chầy
Giời ơi đất hỡi có hay? -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tham giàu lấy phải thằng Ngô
-
Thương nàng đã đến tháng sinh
– Thương nàng đã đến tháng sinh
Ăn ở một mình trông cậy vào ai?
Rồi khi sinh gái sinh trai
Sớm khuya mưa nắng lấy ai bạn cùng?
– Sinh gái thì em gả chồng
Sinh trai lấy vợ mặc lòng thiếp lo -
Nhớ ngày mồng bảy tháng ba
-
Một năm là mấy tháng xuân
-
Chợ Sông Cầu một tháng sáu phiên
-
Quê anh ngày tám tháng ba
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhà máy diêm có thằng cai Lạp
Chú thích
-
- Cá bạc má
- Một loại cá biển, sống thành đàn, có thân hình thuôn dài, hơn dẹt sang hai bên. Đây là một trong những loại cá được đánh bắt nhiều ở nước ta, và được chế biến thành rất nhiều món ăn.
-
- Thập tam trại
- Tên gọi chung chỉ 13 làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long, gồm có Cống Vị, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Thụy Khuê, Hào Nam, Kim Mã Thượng, Đại Yên, Liễu Giai, Kim Mã, Vạn Phúc (Vĩnh Phúc), Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Giảng Võ. Tương truyền, các làng này được lập nên thời vua Lý Nhân Tông, bởi công của dũng sĩ họ Hoàng và dân làng Lệ Mật, đóng vai trò cung cấp các nhu yếu phẩm cho kinh thành Thăng Long.
-
- Nhị Hà
- Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
-
- Kinh quán
- (Dân) ở nơi kinh đô.
-
- Cựu quán
- (Dân) ở nơi làng cũ.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Hàng năm, vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, dân thập tam trại rủ nhau tấp nập về làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm, Hà Nội) để tỏ mối tình ruột thịt với dân làng cổ và nhất là với họ hàng thân thuộc.
-
- Hồ la
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ la, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đô đốc
- Tên một chức quan chuyên trách về quân sự trong thời phong kiến. Tùy theo từng thời kì mà chức đô đốc có những quyền hạn khác nhau, nhưng đều là cấp cao (ví dụ đứng đầu bên võ).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Bài bây
- Kéo dài dây dưa, lằng nhằng (từ cổ).
-
- Cộc
- Ngắn, cụt.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Bửa
- Bổ (phương ngữ miền Trung).
-
- Tái hồi
- Quay lại (từ Hán Việt).
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Tận từ
- Hết lời (từ Hán Việt).
-
- Tiền
- Trước (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Mâm xà
- Loại mâm thờ chân cao, không có nắp.
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Độ chầy
- Lần hồi qua ngày. Như độ nhật.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Sông Cầu
- Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...
-
- Rọ
- Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.