Bậu đừng ỷ sắc khoe mình
Thương hồ nhiều kẻ hữu tình anh chẳng mê
Tìm kiếm "kẻ chợ"
-
-
Măng lên khỏi đất thành tre
Măng lên khỏi đất thành tre
Dặn em cặn kẽ đừng nghe lời người -
Lá đa rụng xuống sân đình
Lá đa rụng xuống sân đình
Lơ thơ có kẻ thất tình mà hư -
Cầm chày giã gạo phăng phăng
-
Kìa ai đi hái hoa sung
-
Cây khô rụng lá hè đình
Cây khô rụng lá hè đình
Rồi đây có kẻ thất tình chết oan -
Ai ai cũng có duyên phần
Ai ai cũng có duyên phần
Bon chen mặc kẻ, tảo tần thây ai -
Làm thì chẳng thấy mặt nào
-
Tình nhân ơi hỡi tình nhân
Tình nhân ơi hỡi tình nhân
Lại đây ta kể mưa xuân nắng hè -
Yêu nhau quá đỗi nên mê
Yêu nhau quá đỗi nên mê
Tỉnh ra mới biết kẻ chê người cười -
Nhất Ông đếm cát
Dị bản
Ông đếm cát
Ông tát bể
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông xây rú
Ông trụ trời
-
Anh đừng nghi bảy ngờ ba
-
Tiểu nhân quen thói phô bày
-
Mình chừng năm tấc cao
-
Đói trong ruột không ai biết
-
Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm
-
Thà rằng đừng nói tốt hơn
Thà rằng đừng nói tốt hơn
Nói chi để khiến kẻ hờn người đau -
Chuyện chi anh biểu em thề
Chuyện chi anh biểu em thề
Cầm dao lá liễu dựa kề tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn nămVideo
-
Đi đâu mà chẳng thấy về
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nâu -
Em tham đồng bạc hoa xòe
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thương hồ
- Người đi buôn (từ Hán Việt 商胡). Ban đầu, người Trung Hoa gọi những lái buôn người nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Á, Ba Tư và Ả Rập, đến Trung Hoa buôn bán là "thương hồ" ("Hồ" nghĩa là người không phải dân tộc Hán). Về sau, "thương hồ" trở thành danh từ chỉ người đi buôn nói chung.
-
- Hữu tình
- Có sức hấp dẫn.
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Bẻ bai
- Chê bai, bắt bẻ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thần Trụ Trời
- Theo truyện cổ tích Việt Nam, thuở ấy, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ, đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Từ đó, trời đất mới phân đôi: Đất bằng như cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau ấy là chân trời.
Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, đống, thành những dải đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông.
Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Người ta kể rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.
Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có những thần khác nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển...
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đồng bạc Mexicana
- Đồng bạc của nước Cộng hòa Mexico (Republica Mexicana), do thực dân Pháp cho phép lưu hành ở nước ta từ năm 1862, tới 1906 thì chính thức cấm lưu hành trên toàn Đông Dương. Đồng bạc hình tròn, chính giữa có hình con ó biển cổ cong, nhân dân gọi là đồng bạc con cò (còn gọi là điểu ngân - đồng tiền có hình chim, hoặc đồng hoa xòe, vì mặt sau có hình chiếc nón tỏa hào quang trông như bông hoa đang xòe ra). Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm, bằng giá với một quan tiền cổ truyền.