Tai nghe nhà nước mộ dân,
những lo những sợ chín mười phần em ôi.
Anh đi ra mặt biển chưn trời,
ơn cha nghĩa mẹ hai nơi chưa đền.
Dầu mà ông Tây bắt làm phên,
nhất thắng nhì bại, không quên cái nghĩa sinh thành.
Xót em vò võ một mình,
anh đi ra biển thẳm non xanh tư bề.
Vai mang khẩu súng lưng dắt lưỡi lê,
thôi thiếp bồng con dại lui về mần ăn.
Ví dầu anh có mần răng,
nơi mô xứng gió vừa trăng em đành.
Phận chàng vạn tử nhứt sanh,
trên thời mây đen kịt, dưới nước xanh dờn dờn.
Tư bề sóng bể như sơn,
đau lòng xót dạ nhiều cơn lắm bớ nàng.
Trăm lạy ông trời đặng chữ bình an,
đóng lon chức Đội về làng hiển vinh.
Làm thịt con heo quy tế tại đình,
rượu chè chàng đãi dân tình một diên.
Tay bắt tay miệng lại hỏi liền:
anh đi ra mấy tháng em có phiền hay không.
Bảy giờ mai bước xuống tàu đồng,
tối tăm mù mịt như rồng với mây.
Hai bên những lính cùng Tây,
quân gia kéo tới chở đầy tàu binh…
Tìm kiếm "chiếu sáng"
-
-
Phá cho bứt lộ thành mương
-
Cây cao lá nhỏ chiền chiền
-
Em ơi yêu tí đỡ buồn
Em ơi yêu tí đỡ buồn
Sau này thống nhất anh chuồn về quê -
Một xanh cỏ, hai đỏ ngực
Dị bản
Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực
Đi xanh cỏ, về đỏ ngực
-
Nghé bầu nghé bạn
Nghé bầu nghé bạn
Trâu cày ruộng cạn
Mẹ cày ruộng sâu
Lúa tốt bằng đầu
Cò bay thẳng cánh
Một sào năm gánh
Một mẫu năm trăm
Một bông lúa chăm
Một trăm hạt thóc
Hạt bằng đấu bảy
Hạt bằng đấu ba
Hạt bằng trứng gà
Hạt bằng trứng vịt
Hạt bằng trái mít
Hạt bằng bình vôi
Hạt nào vỡ đôi
Bằng nồi gánh nước
Nghé ơi… -
Chiêm xong lại đến vụ mùa
-
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
-
Chiêm thối cỏ, mùa nỏ đất
-
Chiêm hoa ngâu, bỏ đi đâu không gặt
Dị bản
Lúa chín hoa ngâu, đi đâu mà chẳng gặt
-
Chiêm cấy to tẽ, mùa cấy nhẻ con
Chiêm cấy to tẽ
Mùa cấy nhẻ con -
Con ơi, con ngủ cho mùi
Con ơi, con ngủ cho mùi
Để mẹ ngồi vót cho rồi bó chông.
Chông này gìn giữ non sông,
Chông này góp sức diệt quân bạo tàn.
Chông này xóa sạch tóc tang,
Chông này đem lại tiếng đàn lời ca
Cho con gần mẹ gần cha,
Cho nước độc lập, cho nhà yên vui.
Con ơi con ngủ cho mùi,
Để mẹ ngồi vót cho rồi bó chông. -
Làm trai đứng giữa Tháp Mười
-
Chiêm Nam, mùa Bắc
Chiêm Nam, mùa Bắc
-
Gần chùa phong cảnh mọi đàng
Gần chùa phong cảnh mọi đàng
Ở gần thợ nhuộm vẻ vang mọi màu -
Chùa làng có tự xa xưa
-
Con cháu Ngự Mai văn tài võ giỏi
-
Vang lừng đất Bắc, Tít bổng trời Đông
-
Thứ nhất là chùa Đức La
-
Lúa đồng chiêm lấy liềm mà cắt
Chú thích
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vạn tử nhất sinh
- Vạn phần chết, một phần sống (thành ngữ Hán Việt).
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Quy tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Quy tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Diên
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Lộ
- Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
-
- Mương
- Đường nước do con người đào để dẫn nước.
-
- Chiền chiền
- Tỏ, rõ, rành rành.
Hai bên giáp mặt chiền chiền
Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay!
(Truyện Kiều)
-
- Một xanh cỏ, hai đỏ ngực
- Hoặc là chết ở chiến trường (xanh cỏ), hoặc là trở thành anh hùng sống sót trở về (ngực đỏ huân chương).
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Tự
- Từ.
-
- Muối dưa
- Trộn một hoặc nhiều loại rau, củ, quả với muối và một số gia vị rồi để lên men cho chua, dùng làm thức ăn.
-
- Lê Văn Mai
- Sinh năm 1843, người làng Vĩ Khánh, nay thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam . Ông thi đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn, năm Tự Đức thứ 21 (1868), được bổ làm quan Ngự sử, nên dân gian gọi là Ngự Mai. Khi Pháp xâm lược nước ta, ông đứng về phe chủ chiến, hợp sức cùng Đinh Công Tráng đánh giặc. Ngày 18/12/1886 ông hi sinh trong một trận đánh. Hiện nay ở xã Liêm Túc vẫn còn bia mộ của ông.
-
- Đề Vang
- Một thủ lĩnh tài năng trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông tên thật là Vương Văn Vang, sinh ở làng Thuận An, nay thuộc xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh . Trong quá trình chống Pháp, ông tự xưng là Đề đốc họ Vương, còn được gọi là Đề Vang, Tuần Vang, hoặc Đội Văn. Ngày 7/11/1889, ông bị Pháp chém đầu tại vườn hoa Pônbe (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội), đầu bêu ở tỉnh Bắc Ninh, xác ném xuống sông Hồng.
-
- Đốc Tít
- Tên thật là Nguyễn Xuân Tiết (1853 - 1916), một thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông nguyên gốc họ Mạc, sinh trưởng tại làng yên Lưu Thượng, phủ Kinh Môn, Hải Dương. Trong phong trào chống Pháp ở Bắc Kỳ, ông được phong là Đề đốc Hải Dương (nên cũng gọi là Đốc Tít - chữ "Tít" là do người Pháp phát âm sai tên ông). Tháng 7/1889, Hoàng Cao Khải phối hợp cùng quân Pháp bao vây Đốc Tít ở căn cứ Trại Sơn. Thế cùng lực kiệt, ngày 12/8/1889, Đốc Tít cùng với toàn quân ra hàng. Rút kinh nghiệm Đề Vang trá hàng lúc trước nên người Pháp cho đày ông đi Algeri. Ông qua đời tại đây ngày 21/12/1916, thọ 63 tuổi.
-
- Vang lừng đất Bắc, Tít bổng trời Đông
- Nói về hai thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là Đề Vang và Đốc Tít. Câu này có chơi chữ.
-
- Chùa Đức La
- Tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự, một ngôi chùa cổ có từ khoảng thế kỉ 13, tọa lạc tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Ngôi chùa này từng là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, nơi ba vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang mở trường thuyết pháp và sau này là nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước.
-
- Chùa Bổ Đà
- Tên chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự (普陀山觀音寺), gọi tắt là chùa Bổ, một trong những ngôi chùa độc đáo nhất Kinh Bắc, là Trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang . Chùa có từ thời nhà Lý thế kỉ 11 và được xây dựng lại vào thời Lê Trung hưng, dưới triều vua Lê Dụ Tông, đến nay vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc và nhiều thư tịch có giá trị.
-
- Chùa Dền
- Một ngôi chùa thuộc tổng Thọ Xương cũ, nay thuộc thị xã Bắc Giang. Đầu thế kỷ 20 chùa bị tháo dỡ, chuyển xuống cạnh thành Dền.
-
- Ngặt
- Nguy hiểm, gian nan, cùng túng, hết thế (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).