Tìm kiếm "trinh tiết"
-
-
Mấy lâu nay đứng đó em trông
-
Rú Bằng, rú Bể, rú Bin
Dị bản
-
Chè rú Mả, cá đồng Sâu
-
Trèo lên Rú Bụt, trụt xuống Khe Giao
-
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Lòng tui thương tưởng cô bằng hay không?
Hay là cô chưa muốn có chồng
Nói cho tui biết đợi trông làm gì
Trách lòng cho con gái nữ nhi
Đời chừ lựa chọn làm chi cho nhiều
Buổi xưa kia vinh hiển còn biêu
Trai hoàng nam đi cưới con gái ông tiều trên non
Hay là cô bụng dạ lòng son
Nói cho tui biết chiều lòng ông mai
Hễ mà cô nói đừng sai
Trầu mâm, rượu hũ, tui cậy ông mai tới nhà -
Lặn cho sâu, vò đầu cho sạch
Lặn cho sâu, vò đầu cho sạch
-
Em ơi yêu tí đỡ buồn
Em ơi yêu tí đỡ buồn
Sau này thống nhất anh chuồn về quê -
Một xanh cỏ, hai đỏ ngực
Dị bản
Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực
Đi xanh cỏ, về đỏ ngực
-
Sóng bên doi bỏ vòi qua vịnh
-
Con ơi, mẹ dặn câu này
-
Hoa thơm ai chả muốn chiều
Hoa thơm ai chả muốn chiều,
Thấy hoa ai chẳng nâng niu vịn cành.
Hoa sao hoa khéo mần thinh,
Người yêu hoa chẳng đoái tình với ta -
Chùa Cao ba mươi sáu pho tượng bụt ngồi
-
Chợ Phố hai ngày một phiên
-
Lẻ Gôi, đôi Choi
-
Lấy chồng thì lấy Kẻ De
-
Bao giờ Kẻ Mui có đình
-
Em về Kẻ Mỏ mần chi
-
Thứ nhất là vạn Tam Sa
-
Thuyền nan một chiếc vẫy vùng
Thuyền nan một chiếc vẫy vùng
Vạn Nầm vạn Phố mấy anh hùng biết cho
Chú thích
-
- Bến Cốc
- Địa danh nay thuộc địa phận phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa. Vào đầu thế kỷ 19, bốn thôn Hương Bào Nội, Hương Bào Ngoại, Phú Cốc và Phú Cốc Hạ đều nằm hai bên bờ sông Bồn Giang (sông Cốc) nối từ cầu Bốn Voi đến Lai Thành gặp kênh Bố Vệ đổ ra cửa sông Lễ Môn. Từ năm 1838 - 1883, vua Minh Mạng lấy thêm 7 mẫu đất của làng Phú Cốc cho đào kênh Bến Cốc.
-
- Giã ơn
- Cảm tạ ơn.
Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
(Nhị Độ Mai)
-
- Sông Vịnh
- Cũng gọi là sông Cửa Khẩu, tên một đoạn sông nhỏ ở Hà Tĩnh do sông Kinh từ phía Bắc, sông Trí từ phía Tây và sông Quyền từ phía Nam tạo thành. Sông dài khoảng 10 km, nay thuộc địa phận xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
-
- Côn Bằng
- Cũng gọi là Bằng Sơn, dân gian gọi là rú (núi) Bờng, một ngọn núi cao 230m thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh . Trên núi có mộ tổ Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chỉnh.
-
- Quỳnh Viên
- Tên chữ là Nam Giới, cũng gọi là rú (núi) Bể hoặc rú Sót, một dãy núi thuộc địa bàn xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh . Trên núi có đền Chiêu Trưng thờ danh tướng Lê Khôi, khai quốc công thần nhà Lê sơ.
-
- Rú Bin
- Một ngọn núi (rú) đá phấn nhỏ thuộc địa phận xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Gin
- Gần (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chin
- Chân (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đồng Sâu
- Tên một cánh đồng ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Xa ngái
- Xa xôi, rất xa. Ngái nghĩa là xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Núi Bụt Mọc
- Cũng gọi là rú (núi) Bụt, tên chữ là Tiên Tích Sơn, một ngọn núi nằm trên địa bàn 3 xã Gia Hanh, Phú Lộc, Thường Nga, thuộc địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Lưng núi có tảng đá giống hình người, có vết lõm của bàn chân khổng lồ gọi là Tiên Tích. Trên núi có chùa Bụt Sơn nổi tiếng.
-
- Trụt
- Tụt (phương ngữ).
-
- Khe Giao
- Một làng nay thuộc xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Biêu
- Nêu lên cho mọi người biết.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Một xanh cỏ, hai đỏ ngực
- Hoặc là chết ở chiến trường (xanh cỏ), hoặc là trở thành anh hùng sống sót trở về (ngực đỏ huân chương).
-
- Doi
- Phần bãi ở biển hoặc sông hồ nhô ra mặt nước, được tạo thành từ cát và bùn đất do sóng bồi vào.
-
- Vịnh
- Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Chùa Nhiễu Long
- Tên dân gian là chùa Cao, một ngôi chùa cổ nay thuộc địa phận thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây một ngôi chùa lớn nhất huyện Hương Sơn.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Chợ Phố Châu
- Chợ thuộc địa phận Phố Châu, nay là thị trấn huyện lỵ của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ Choi
- Một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ Gôi
- Một ngôi chợ truyền thống ở xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Lẻ Gôi, đôi Choi
- Theo truyền thống, Chợ Gôi và chợ Choi được họp hai ngày một lần, luân phiên nhau.
-
- Tình Di
- Tên Nôm là kẻ De, một làng nay thuộc xã Quang Diệm (được gộp từ hai xã cũ là Sơn Quang và Sơn Diệm), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Kẻ Mui
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ở đây có giáo xứ Kẻ Mui, một giáo phận đạo Thiên Chúa rất phát triển.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Kẻ Mỏ
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rọng
- Ruộng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Phố Dương
- Một huyện cổ thuộc quận Cửu Đức (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay). Đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương thành hai làng là Phố Châu và Phúc Dương, nay thuộc địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Nầm
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…