Xấu hay làm tốt
Dốt hay nói chữ
Tìm kiếm "chú bán dầu"
-
-
Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú
Xanh đầu con nhà bác
Bạc đầu con nhà chúDị bản
Nhỏ con nhà bác, lớn xác con nhà chú
-
Ngó vô nhà thấy đôi liễn đỏ, thấy bốn chữ vàng
-
Nhẵn nhụi mà lại sần sùi, dốt đặc mà lại hay chữ
-
Mẹ chồng nàng dâu
Mẹ chồng nàng dâu
Chủ nhà, người ở yêu nhau bao giờ -
Cây đa bến cũ năm xưa
-
Bảng treo tại chợ Mỹ Lồng
-
Lỡ tay rớt bể bình vôi
-
Liếc nhìn thế sự thăng trầm
Liếc nhìn thế sự thăng trầm
Chú đui khỏe mắt, anh câm khỏe mồm -
A lô a lô
-
Nước non ai trót hẹn hò
Nước non ai trót hẹn hò
Chữ tình giữ mãi bo bo làm gì
Yêu nhau chữ vị là vì
Gió tuôn mạch nhớ người chi ái tình. -
Chợ Giồng triệt một thằng Tây
-
Tiếng đồn Nghiêu hữu cửu nam
-
Hai bên hai cánh cửa
-
Chó già ăn vụng cá khô
Chó già ăn vụng cá khô
Ông chủ không thấy đổ hô cho mèo -
Con mèo mà trèo cây cau
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo -
Tiếng ai than khóc nỉ non
-
Giở sách ra hai hàng lụy nhỏ
-
Ba Tàu ăn ở ngược xuôi
-
Chèo ghe xuống vạn múc dầu
Chú thích
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Mỹ Lồng
- Còn gọi là Mỹ Luông, một cái chợ có từ lâu đời, nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sách Gia Định thành thông chí chép: "Nơi bờ phía bắc (sông Bến Tre) là chợ Mỹ Luông (tên cũ của chợ Mỹ Lồng) phố xá liền lạc, người buôn bán tụ hội đông đảo." Nơi đây nổi tiếng với đặc sản bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, được chia làm nhiều loại: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa...
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bài đồng dao này thường được các em nhỏ miền Bắc trước đây đọc khi “nói chuyện điện thoại” với nhau bằng ống bơ. “Đồng bào chú ý” là câu mở đầu cho thông báo có máy bay Mỹ của phát thanh viên Nguyễn Thị Thìn vào những năm 1970: “Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 ki-lô-mét. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn...”
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Triệt
- Tiêu diệt cho hết.
-
- Mộ
- Mến phục.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Cá chốt
- Một loài cá có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, dai và thơm, được chế biến thành rất nhiều món ngon hoặc để làm mắm. Cá chốt có ngạnh nhọn, đâm phải sẽ gây đau nhức. Tên gọi loài cá này bắt nguồn từ tiếng Khmer trey kanchos.
Đọc thêm truyện Bắt cá chốt của tác giả Trần Văn.
-
- Nghiêu
- (2337TCN – 2258TCN) một vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ đại, một trong Ngũ Đế, vì thuộc bộ tộc Đào Đường nên cũng được gọi là Đường Nghiêu. Ông cùng với các vua Thuấn và Vũ sau này được Khổng giáo xem là các vị vua hiền.
-
- Cửu nam
- Chín người con trai (từ Hán Việt).
-
- Đan Chu
- Tên một người con trai của vua Nghiêu.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Cù Mông
- Một con đèo rất hiểm trở nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Đường đèo rất dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa hai tỉnh.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Vạn
- Làng chài.