Tội trời đã có người mang
Ước gì ta lấy được chàng chàng ơi
Bây giờ ba ngả bốn nơi
Thiếp chàng muốn lấy thiếp tôi bên này
Thiếp tôi bên này trong then ngoài khóa
Thiếp chàng bên ấy có thỏa hay không
Trách đường dây thép không thông
Gửi thư thư biệt gửi lời lời bay
Nhạn ơi trăm sự nhờ mày
Ngậm thư mang tới tận tay cho chàng
Chẳng may chim nhạn lạc đàn
Chim trời bay mất để chàng nhớ mong.
Tìm kiếm "cò, lúa"
-
-
Một mai thiếp có xa chàng
Dị bản
-
Dao phay cứa cổ, máu đổ không màng
-
Giã ơn ai có cây dừa
-
Đồng hồ còn có khi sai
-
Trăng tròn chỉ có đêm rằm
Trăng tròn chỉ có đêm rằm
Tình ta tháng tháng, năm năm vẫn tròn -
Trăng trên trời có khi tròn khi méo
Trăng trên trời có khi tròn khi méo
Cỏ dưới đất có khi héo khi tươi
Anh thấy em ít nói ít cười
Mới dốc lòng chờ đợi chín mười năm nay -
Trai như anh có chữ nghĩa trong mình
-
Bên này sông có trồng bụi sả
-
Quý hồ nàng có lòng yêu
-
Quý hồ anh có lòng thương
-
Chàng ơi đừng có ưu phiền
-
Mạ chiêm không có bèo dâu
-
Núi rừng thì có hươu mang
-
Cơn lạnh còn có cơn nồng
Cơn lạnh còn có cơn nồng
Cơn đắp áo ngắn, cơn chung áo dài
Hay là chàng đã nghe ai
Áo ngắn chẳng đắp áo dài chẳng chung -
Gái xóm trên có chồng xóm dưới
Gái xóm trên có chồng xóm dưới
Bỏ anh trai láng giềng tát nước đồng sâu
Đồng sâu tát nước thì lâu
Để nhìn đám cưới rước dâu đi về -
Thương ai ai có giữ lời
Thương ai ai có giữ lời
Chiếu chăn để đó ngậm ngùi ngóng trông
Chiếu kia nửa đắp nửa mong
Chăn đơn nửa đắp nửa phòng đợi ai -
Hỡi ai duyên cớ ai bày
-
Ai xui em có má hồng
-
Mình ơi mình có thương ta
Chú thích
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Giã ơn
- Cảm tạ ơn.
Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
(Nhị Độ Mai)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chọc
- Trêu ghẹo (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thiệt tình
- Thật tình, thành thật (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sả
- Một loại cỏ cao, sống lâu năm, có mùi thơm như chanh. Tinh dầu sả được dùng để ướp tóc. Thân cây sả có thể làm gia vị.
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Con mang
- Con vật giống như con hoẵng nhưng nhỏ hơn.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.