Con gái mà lấy ông già
Ra đường bạn hỏi: Là cha hay chồng?
Về nhà ôm lấy bì bông
Sướng hơn ôm chồng da thịt nhăn nheo
Tìm kiếm "lẩy bẩy"
-
-
Người già mà lấy vợ tơ
Người già mà lấy vợ tơ
Như liều thuốc độc để hờ bên thân -
Tiếng đồn em lấy chồng già
-
Đãi cứt gà lấy tấm
Đãi cứt gà lấy tấm
-
Trai ở bạc lấy vôi mà tạc
-
Bán chạy khỏi lạy láng giềng
Bán chạy khỏi lạy láng giềng
-
Tội dạ vạ lạy
Tội dạ, vạ lạy
-
Ai ơi hưởng lấy kẻo chầy
-
Trai làng lại lấy gái làng
-
Leo lên lầu lấy lưỡi liêm
-
Tai nghe anh lấy vợ Ba La
-
Ai ơi chớ lấy thợ nề
Dị bản
Ăn ngủ bẩn như thợ nề
Chỗ ăn chỗ ở như dê nó nằm
-
Dại gì không lấy chồng già
Dại gì không lấy chồng già
Mai sau ổng chết để cửa nhà lại cho -
Hai bên tranh lấy quả cầu
-
Hai tay cầm lấy tao nôi
-
Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm
-
Ông Giăng mà lấy bà Sao
-
Hai tay nắm lấy hai tay
-
Ông sui mà lấy bà gia
-
Con ơi học lấy nghề bà
Con ơi học lấy nghề bà
Trầu xin thì đớp, trầu mua thì đừng
Chú thích
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thập điện Diêm vương
- Mười vị thần cai quản cõi chết và phán xét con người ở âm phủ căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống, theo Phật giáo. Thập điện Diêm vương gồm có: Nhất điện: Tần Quảng Vương, Nhị điện: Sở Giang Vương, Tam điện: Tống Đế Vương, Tứ điện: Ngũ Quan Vương, Ngũ điện: Diêm La Thiên Tử, Lục điện: Biện Thành Vương, Thất điện: Thái Sơn Vương, Bát điện: Đô Thị Vương, Cửu điện: Bình Đẳng Vương, và Thập điện: Chuyển Luân Vương. Ở nước ta tranh và tượng Diêm Vương thường được bố trí trong chùa, thường được xếp thành hai hàng, mỗi bên năm vị.
-
- Thiên tri quỷ thần
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thiên tri quỷ thần, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Vu quy
- Về nhà chồng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Câu liêm
- Dụng cụ gồm một lưỡi quắm hình lưỡi liềm lắp vào cán dài, dùng để móc vào mà giật, cắt những vật ở trên cao. Ngày xưa câu liêm còn được dùng làm vũ khí.
-
- Liềm
- Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.
-
- Ba La
- Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
-
- Thợ nề
- Thợ hồ, thợ xây.
-
- Quốc thái dân an
- Đất nước thái bình, dân chúng an vui (thành ngữ Hán Việt).
-
- Có hai cách giải nghĩa cho câu này:
1. Theo báo Nam Phong số 179 (12/1932): Tục thờ thần ở là Diêu-lương thuộc phủ Lâm-thao, cứ đến mồng 4 tháng giêng, rước thần ra nơi đàn ngoài đồng, để một quả cầu ở trước đàn, người già người trẻ đứng hai bên, rồi một ông già vào trong đàn la to lên rằng: Hai bên lại mà tranh lấy, bên nào được đem về bên ấy, tục gọi là "hội tranh quả cầu."
2. Nhắc đến trò vật cù, tương truyền xưa kia tướng quân Phạm Ngũ Lão đã dùng để rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ. Quả cù làm từ củ chuối hột, hình tròn, đường kính khoảng 30cm. Trọng tài cầm quả cù đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, hai bên giành nhau cướp bỏ vào rổ của đối phương, bên nào cho vào rổ của bên kia nhiều hơn là thắng cuộc.
-
- Tao nôi
- Sợi dây treo nôi để đưa. Tao (tau) có nghĩa là tua, giải, dây.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).