Tìm kiếm "cha"
-
-
Tai nghe trống chiến trống chầu
-
Láo nháo như cháo với cơm
Láo nháo như cháo với cơm
-
Con đàn cháu đống
Con đàn cháu đống
-
Đầu chày đít thớt
-
Khổ thay cái kiếp tôi đòi
Khổ thay cái kiếp tôi đòi
Đầu chày đít thớt ngồi xơi một mình -
Trồng chanh phải biết giống chanh
Trồng chanh phải biết giống chanh
Giống chanh ăn quả, giống chanh gội đầu -
Mồ chẳng chối, nói dối cho mồ
-
Một chạch chẳng đầy đầm
-
Ở đây ăn bát rau chành
-
Cha mẹ sinh dưỡng ra con
Cha mẹ sinh dưỡng ra con
Cũng như trời đất nước non không cùng
Vẫn là một khí huyết chung
Chia riêng mày mặt trong lòng sinh ra
Bào thai chín tháng mang ta
Kiêng khem bệnh tật ai hòa chịu chung -
Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai nỡ sinh lòng
Nuôi con ai chẳng vun trồng cho con. -
Ba năm bú mớm con thơ
-
Vượt bể Đông có bè có bạn
-
Mang nặng đẻ đau
Mang nặng đẻ đau
-
Ăn rồi nhong nhóng ở nhà
-
Sụt sùi kẻ tới người lui
Sụt sùi kẻ tới người lui
Em bâng khuâng nhớ, chị bùi ngùi thương -
Chị về em lại trông chừng
Chị về em lại trông chừng
Trông bể bể rộng, trông rừng rừng xanh -
Làm phước chẳng bằng lánh tội
-
Một đứa cháu bằng sáu đứa kẻ cướp
Chú thích
-
- Gà cồ
- Gà trống lớn.
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Trống chiến
- Loại trống có đường kính mặt trống khoảng 40 cm, đánh bằng hai dùi, âm thanh vang to và đanh, được dùng ở sân khấu tuồng và chỉ được sử dụng trong các cảnh đánh nhau hay võ tướng ra trận. Trống chiến giữ vai trò quan trọng trong sân khấu tuồng, và là nhạc cụ điều khiển trong dàn nhạc.
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Đầu chày đít thớt
- Chỉ những người địa vị thấp kém, khổ cực, chịu nhiều chèn ép.
-
- Mồ chẳng chối, nói dối cho mồ
- Nói những chuyện không thật về người chết mà không (sợ) bị phản bác (vì người đã chết rồi).
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Rau chành
- Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mâm gành cỗ gơ
- Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Hà ăn chân
- Còn gọi là nước ăn chân, một loại bệnh do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt, biểu hiện bằng hình thức tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ chân, gây đau rát hoặc ngứa ngáy rất khó chịu.
-
- Làm phước chẳng bằng lánh tội
- Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Chỉ nói về sự lánh tội, làm phước mà chẳng lánh tội, thì chẳng đặng phước gì. Cũng hiểu nghĩa là làm phước mà phải bị lụy thì chẳng bằng đừng làm, vì sợ làm ơn mà mắc oán.
-
- Một đứa cháu bằng sáu đứa kẻ cướp
- Cháu chắt, họ hàng trong nhà phá hại, gây phiền nhiễu.