Xứng danh tài đức vẹn toàn
Thanh gươm yên ngựa hiên ngang sa trường
Vó câu vọng lối biên cương
Lời vua cha dạy, tỏ tường trước sau
Tìm kiếm "cầu thang"
-
-
Láng giềng còn để ba ngày
-
Con cò đậu cọc cầu ao
-
Con chim bị ná, con cá bị câu
-
Một mừng ăn một miếng trầu
Một mừng ăn một miếng trầu
Hai mừng ta gặp nhau đây tự tình
Ba mừng tài sắc đều xinh
Bốn mừng bác mẹ sinh thành được đôi
Năm mừng nguyện ước một lời
Sáu mừng duyên phận bởi trời xui nên
Bảy mừng gặp được bạn hiền
Tám mừng giải tấm lòng nguyền thủy chung
Chín mừng tài tử anh hùng
Mười mừng ta ở cùng chung một nhà
Mừng chàng mừng thực mừng thà
Em nay tri kỉ không là mừng chơi
Chàng ơi ghi hết mọi nơi
Xin chàng mừng lại cho tôi bằng lòng -
Cau già dao bén thì ngon
Cau già dao bén thì ngon
Người già trang điểm phấn son cũng già -
Sông Tô nước chảy quanh co
-
Con bống còn ở trong hang
-
Hội An có bốn nàng tiên
-
Người ta rượu sớm trà trưa
Người ta rượu sớm trà trưa
Thân em đi sớm về trưa cả đời
Lạy trời ứng nghiệm một lời
Cho em gặp được một người em thương! -
Xa xôi ăn một miếng trầu
Xa xôi ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Trầu nầy anh chỉ cố công
Từ vua đến chúa cũng dùng trầu ta
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Vua quan cũng chuộng, phật bà cũng yêu -
Hà Thanh nước chảy trong xanh
-
Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Anh hỏi gắt cô bạn chung tình
Thương không thương phải nói cho thiệt
Để anh lên xuống nhọc nhằn tấm thânDị bản
Bước lên cầu sắt, nắm tay cho chắc, hỏi gắt người tình:
Bướm xa bông tại nhụy, hai đứa mình lỗi tại ở ai?Anh đi ngang cầu sắt
Anh nắm tay em thật chắc
Miệng hỏi gắt chung tình
Bướm xa bông tai nhụy, anh xa mình tại ai?
Cây oằn vì bởi trái sai
Anh xa em vì bởi bà mai ít lờiĐi ngang cầu sắt hỏi gã chung tình
Bướm xa ong tại nhụy, tôi xa mình tại ai?Đi ngang cầu sắt
Nắm tay cho chắc
Miệng hỏi gắt chung tình
Ưng không ưng thì nói, chứ đừng cười đẩy đưa
-
Truyện Kiều anh học đã lâu
-
Bánh cả mâm sao em kêu rằng bánh ít
– Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít
Trầu cả chợ răng nói trầu không
Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi
– Chuối không qua Tây răng gọi là chuối sứ
Cây không biết chữ răng gọi là thông
Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhiDị bản
-
Ai về xóm Mỹ mà coi
Ai về xóm Mỹ mà coi
Bắc niêu lên bếp xách oi ra đồng
Đất nghèo chạy bữa ăn đong
Mà câu hát ghẹo thì không mô bằngDị bản
-
Ao làng Yên Thái xanh trong
-
Ông giẳng ông giăng
-
Truyện Kiều em đã kể làu
– Truyện Kiều em đã kể làu
Đố em kể được một câu ba càng
Kể sao cho được rõ ràng
Mảnh hương với lại phím đàn trao tay
Bấy lâu mới được một ngày
Dừng chân anh đố niềm tây gọi là
Nhân tình trong đạo chúng ta
Yêu nhau mới đố một và câu chơi
Em khôn anh mới thử lời
Em mà giảng được là người tài hoa
– Lạ gì đôi lứa chúng ta
Anh đố em giảng mới là mưu sâu
Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối châu sa ngắn dài
Em nay phận gái nữ hài
Anh đố em giảng một bài đã xong
Xin anh đừng có đèo bòng
Vui gì thế sự mà mong nhân tình
Anh đố em mà làm thinh
Thì anh lại bảo gái trinh không tài
Bây giờ em đố một bài
Anh mà giảng được dây hài xin trao
Truyền Kiều kể lại tiêu hao
Một câu anh kể làm sao hết Kiều
– Em đố anh lại giảng ra
Anh giảng chẳng được người ta chê cười
Dây hài của đáng mấy mươi
Bây giờ anh giảng em thời đem ra
Trăm năm trong cõi người ta
Mua vui cũng được một vài trống canh -
Nhắn người ở tận chốn xa
Chú thích
-
- Sa trường
- Bãi chiến trường (từ Hán Việt).
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
(Lương Châu từ - Vương Hàn)Trần Nam Trân dịch:
Bồ đào rượu ngát chén lưu ly,
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt chiến trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
-
- Câu
- Con ngựa non (từ Hán Việt).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Thái Tử.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Cầu Đông
- Một phố cổ của Hà Nội, một trong những khu vực sầm uất nhất của Thăng Long - Hà Nội xưa, tương ứng với phố Hàng Đường ngày nay. Thời xưa, sông Tô Lịch chảy ngang Hà Nội từ sông Hồng, có cây cầu đá bắc qua sông (ở vị trí ngã tư Hàng Đường - Ngõ Gạch ngày nay) gọi là cầu Đông, người dân họp chợ ngay đầu cầu, gọi là chợ Cầu Đông hay chợ Chùa. Đoạn sông này bị lấp hoàn toàn vào năm 1889, cầu cũng không còn, và người Pháp giải tỏa chợ Cầu Đông và chợ Bạch Mã (họp quanh đền Bạch Mã), dời các hàng quán vào Đồng Xuân. Phố Cầu Đông nằm bên cạnh chợ Đồng Xuân ngày nay là một phố mới, đặt tên để kỉ niệm phố Cầu Đông cũ.
Lọ là oanh yến hẹn hò,
Cầu Đông sẵn lối cầu Ô đó mà.
(Bích câu kì ngộ - Vũ Khắc Trân)
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Con giáp
- Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
-
- Chỉ bốn pho tượng khỉ và chó ở chùa Cầu, Hội An.
-
- Hà Thanh
- Tên một con sông bắt nguồn từ miền núi phía Tây Nam huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Sông đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thạnh và Trường Úc.
-
- Đèo Son
- Tên một cái đèo thuộc tỉnh Bình Định, gần khu vực Ghềnh Ráng. Trên đỉnh đèo có mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chuối sứ
- Có nơi gọi là chuối tây hoặc chuối xiêm, một giống chuối cho quả mập và ngắn, có thể ăn tươi, ép sấy khô, hoặc nấu canh.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Xóm Mỹ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xóm Mỹ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Oi
- Giỏ nhỏ đan bằng tre nứa, dùng để đựng cua, đựng cá đánh bắt được.
-
- Hát ghẹo
- Kiểu hát đối đáp, giao duyên nam nữ, giữa trai gái dân tộc Việt và Mường. Đây là một trong những loại hình dân ca ra đời sớm nhất ở nước ta và được coi là “đặc sản” của nơi quê hương đất Tổ Phú Thọ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thông Lãng
- Một làng nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, do cách phát âm của xứ Nghệ mà thành Thông Lạng.
-
- Yên Thái
- Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.
-
- Tỉnh, sứ, huyện, nha
- Các cơ quan hành chính từ cao xuống thấp thời trước. Hai câu này có thể diễn đạt là: từ tỉnh, sứ đến huyện, nha.
-
- Phủ
- Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
-
- Đọc trại từ "con hạc".
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Niềm tây
- Nỗi lòng, tâm sự riêng.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào
(Chinh Phụ Ngâm)
-
- Và
- Vài.
-
- Bài ca dao này sử dụng một số câu hoặc từ trong Truyện Kiều, ví dụ:
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa (câu 740)
Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối châu sa ngắn dài (câu 99 đến câu 104)
-
- Phận nữ hài
- Phận đàn bà con gái.
Những tiếc riêng cho phận nữ hài,
Đem thân giúp nước há nhường trai.
(Cảm Vịnh Hai Bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa – Á Nam Trần Tuấn Khải)
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)
-
- Cầm bằng
- Kể như, coi như là (từ cũ).
-
- Câu đối
- Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất) và vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.
Một đôi câu đối chữ Hán:
Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
Mai hoa hương tự khổ hàn lainghĩa là:
Hương hoa mai đến từ giá lạnh
Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.