Tìm kiếm "bần liệt"
-
-
Khoai lang Đồng Phó
Khoai lang Đồng Phó
Đậu phộng Hà Nhung
Chàng bòn, thiếp mót, đổ chung một gùi
Chẳng qua duyên nợ sụt sùi
Chàng giận, chàng đá cái gùi lăn đi
Chim kêu dưới suối Từ Bi
Nghĩa nhân còn bỏ, huống chi cái gùi!Dị bản
-
Ai kêu văng vẳng bên sông
Ai kêu văng vẳng bên sông
Tôi đương vá áo cho chồng tôi đây -
Bốn con ngồi bốn góc giường
-
Có con đi chẳng kịp người
Có con đi chẳng kịp người
Bận cho con bú, bận cười với con. -
Ngày xưa em ở trong nôi
-
Mẹ thương con qua cầu Ái Tử
Mẹ thương con qua cầu Ái Tử
Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu
Một mai bóng xế trăng lu
Con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàngDị bản
Mẹ bồng con ra ngồi cầu Ái Tử
Gái trông chồng khác thể Vọng Phu
Đêm năm canh nguyệt xế mây mù
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu cho gặp chàng
Video
-
Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
-
Áo vá vai vợ ai không biết
Dị bản
Áo vá vai chồng ai không biết
Áo vá quàng, đó thiệt chồng tôi!
-
Bà con vì tổ vì tiên, không ai vì tiền vì gạo
Bà con vì tổ vì tiên, không ai vì tiền vì gạo
-
Tre già tre nỏ lo chi
-
Chàng ơi trẩy sớm hay trưa
-
Đường trường cách trở nước non
Đường trường cách trở nước non
Mẹ già đầu bạc thiếp còn xuân xanh
Giang sơn thiếp gánh một mình
Có hay chàng tỏ tâm tình thiếp chăng -
Có con phải khổ vì con
Dị bản
-
Có chồng gần mẹ gần cha
Có chồng gần mẹ gần cha
Như cây gần giếng, sau mà nương thân. -
Có con gây dựng cho con
Có con gây dựng cho con
Có công gánh vác nước non nhà chồng. -
Anh đi làm mướn nuôi ai
Anh đi làm mướn nuôi ai
Cho áo anh rách, cho vai anh mòn?
– Anh đi làm mướn nuôi con
Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai -
Cây xanh thời lá cũng xanh
-
Dì ruột thương cháu như con
Dì ruột thương cháu như con
Rủi mà mất mẹ, cháu còn cậy trông -
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Mỗi người một nợ cầm tay
Kẻ xưa nợ vợ, người nay nợ chồngDị bản
Mỗi người một nợ cầm tay
Đời xưa nợ vợ, đời nay nợ chồng
Chú thích
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Đồng Phó
- Một địa danh nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
- Hà Nhung
- Một làng thuộc huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
- Gùi
- Đồ đan bằng tre hoặc mây, có hai quai để vác trên vai (động tác vác gùi cũng gọi là gùi, ví dụ gùi thóc gạo). Gùi rất phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là Tây Nguyên.
-
- Suối Từ Bi
- Một dòng suối ở xóm Tiên An, ấp Tiên Thuận, xã Bình Giang, quận Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Có tên như vậy vì hai bên bờ suối mọc rất nhiều cây từ bi.
-
- Theo Nước non Bình Định của Quách Tấn thì câu ca là biểu tượng mối bất hòa của Đại tướng Tây Sơn Võ Văn Dũng với các sắc tộc thiểu số quanh vùng. Tương truyền sau khi bị bắt cùng vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân ở Nghệ An, Võ Văn Dũng trốn thoát được về quê hương, đem hai con của Nguyễn Nhạc là Văn Đức, Văn Lương và cháu là Văn Đẩu lẩn tránh trên vùng núi Đồng Phó, Vĩnh Thạnh, tại các làng người thiểu số trước từng hợp tác với nhà Tây Sơn. Quan hệ giữa họ với Võ Công sau không còn gắn bó nữa. Năm Minh Mạng thứ 12 - 1831, chú cháu Văn Đức bị bắt đem về Phú Xuân hành quyết, còn trơ trọi một mình, Võ Công lang thang như mây ngàn, rày đây mai đó khắp vùng thượng nguồn sông Côn...
-
- Suối Mít
- Một dòng suối thuộc thôn Hòa Trinh, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Suối Mít phát nguyên từ miền tây xã Sơn Định chảy theo các triền núi xuống An Xuân, An Lĩnh (huyện Tuy An) rồi chảy ra sông Cái. Ngày trước hai bên bờ dân ở khá đông và chuyên trồng mít.
-
- Hòn Vung
- Một tên khác của thôn Phước Hậu, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây trồng nhiều đậu phộng.
-
- Hòn Chúa
- Tên một hòn núi cao 1310m thuộc dãy Đèo Cả, thuộc tỉnh Phú Yên, tiếp giáp với Khánh Hoà.
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Hòn Vung
- Tên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, có tên như vậy vì nhìn giống một cái nắp vung úp. Tên "Hòn Vung" thường được phát âm sai thành Hòn Dung.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Trưởng nam
- Con trai cả trong gia đình.
-
- Đôi
- Ném, liệng (phương ngữ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cầu Ái Tử
- Tên một cây cầu thuộc thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-
- Núi Vọng Phu
- Một ngọn núi thuộc huyện Vũ Xương thời Lê, đến thời Nguyễn đổi thành Đăng Xương, nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tên gọi này bắt nguồn từ sự tích Hòn Vọng Phu.
-
- Trăng lu
- Trăng mờ.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Có ý kiến cho rằng bài ca dao này nhằm phê phán Cù thị.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.