Hai tay cầm bốn tao nôi
Em nín thì ngồi, em khóc thì đưa
Hai tay kim chỉ thêu thùa
Vì em lặn lội mấy mùa nắng mưa
Tìm kiếm "vì sao"
-
-
Ước gì đào vợ, mận chồng
-
Con cua mà có hai càng
-
Hôm qua ta ngồi lưng đèo
Hôm qua ta ngồi lưng đèo
Chàng ơi có thấy suối reo quanh mình
Xin chàng hãy nhìn cho tinh
Bao người nhộn nhịp sân đình làng kia
Vì đâu ta phải chia lìa
Vì đâu ta phải ra đi ngoài rừng
Chỉ vì chỉ rối đứt tung
Em phải lấy cái thằng chồng, em đã từng chê -
Ai lên tôi gửi lại lời
-
Thoạt tiên giải chiếu ra ngồi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ai làm cho vú tôi sưng
Ai làm cho vú tôi sưng,
Cho bụng tôi ỏng cho lưng tôi gù.
Vì chưng cái bố thằng cu,
Nó cho một miếng nó cù cả đêm. -
Nón em chẳng đáng mấy đồng
-
Tay ai như ngọc, như ngà
-
Thùng thùng cắc cắc
-
Gá tiếng kêu với nẫu chèo thuyền
-
Buồn rầu, buồn rỉ, buồn nỉ, buồn non
Buồn rầu, buồn rỉ, buồn nỉ, buồn non
Buồn vì một nỗi sớm con muộn chồng. -
Ba năm bú mớm con thơ
-
Đã là cây bách, cây tùng
-
Anh ở làm răng mà lăng nhăng líu nhíu
-
Sớm mơi xuống Quán Cơm em thấy hòn núi Hó
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Em như khế ngọt sân chùa
-
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
-
Cốc, cốc, cốc
Cốc, cốc, cốc
Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Vì mày phản nước
Ta bẻ mất ngà
Mày bỏ ông bà
Bỏ bầy bỏ bạn
Bỏ cày ruộng cạn
Bỏ cày ruộng sâu
Tham của tham giàu … -
Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót
Chú thích
-
- Tao nôi
- Sợi dây treo nôi để đưa. Tao (tau) có nghĩa là tua, giải, dây.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Bắc nam
- Phương bắc và phương nam. Thường dùng để nói về sự xa cách, phân li.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Sở cầu như ý
- Được như mong muốn. Cụm từ này thường được dùng khi cầu xin với thần Phật. Cũng đọc là như ý sở cầu.
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Tùng bá
- Cây tùng (tòng) và cây bách (bá), trong văn chương thường được dùng để tượng trưng cho những người có ý chí vững mạnh, kiên cường, thẳng thắn.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lịu địu
- Trạng thái bận bịu do phải đeo mang và bị níu kéo nhiều. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng "Lịu địu:
- đa đoan, bận rộn, không rảnh
- bận bịu, vướng víu."
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Mơi
- Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quán Cơm
- Tên một cái chợ nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Núi Thiên Ấn
- Gọi tắt là núi Ấn, dân gian còn gọi là núi Hó, là một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cao chừng 100m, bốn phía sườn có hình thang cân như chiếc ấn niêm cạnh dòng sông nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Cùng với sông Trà, núi Ấn được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi, vì thế Quảng Ngãi còn được gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Đồng Có
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Núi Tròn
- Một ngọn núi nay thuộc xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Choa
- Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).
-
- Căn số
- Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tề gia
- Trông nom, chăm sóc việc gia đình.