Hôm qua em đến chơi nhà
Đồn chàng đi vắng mẹ cha đi tìm
Đồn rằng chàng ở chợ Lim
Sắm quần sắm áo đi tìm chàng ngay
Tìm chàng bảy tám hôm nay
Hôm qua là chín, hôm nay là mười
Tìm chàng chúng bạn em cười
Lòng em ở thẳng thì giời giúp cho
Tay cầm tiền quý bo bo
Xem một quẻ số tìm cho thấy chàng
Tìm kiếm "quả hồng"
-
-
Lời qua tiếng lại
Lời qua tiếng lại
-
Tối qua tôi đi ra gò
-
Hiền quá hóa ngu
Hiền quá hóa ngu
Dị bản
Khôn quá hóa ngu
-
Đêm qua ngỏ cửa chờ chồng
Đêm qua ngỏ cửa chờ chồng
Đêm nay ngỏ cửa, gió đông lọt vào -
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi
Khế héo khế lại mọc chồi
Con dao lá trúc thìa vôi têm trầu
Từ ngày ta phải lòng nhau
Bỏ buôn bỏ bán bỏ giầu chợ phiênDị bản
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng mày khế ơi
Bây giờ tôi đứng tôi ngồi
Con dao lá trúc bình vôi têm trầu
-
Đêm qua em có ngủ đâu
Đêm qua em có ngủ đâu
Em nằm nghe dế kêu sầu bên tai -
Đêm qua vui thú nơi đâu
Đêm qua vui thú nơi đâu
Đấy vui có nhớ chốn sầu này chăng?
Một tháng có đôi tuần trăng
Sao đấy chẳng ở cho bằng lòng đây? -
Đêm qua em nằm nhà ngang
-
Ăn quà cho biết mùi quà
-
Hôm qua giặt áo bên cầu
-
Ngó qua nhà trống bên cầu
-
Đi qua đi lại hàng dừa
Đi qua đi lại hàng dừa
Lấy ai có chửa đổ thừa cho tôi -
Ngó qua bên chợ Tổng Châu
-
Đêm qua bà thức như chong
-
Tốt quá hóa lốp
-
Chẳng qua là gió đưa duyên
Chẳng qua là gió đưa duyên
Nào ai cướp giựt vợ hiền của ai -
Kén quá hóa chồng
-
Đêm qua lặn lội vượt đồng
-
Nói quá vạ thân
Nói quá vạ thân
Chú thích
-
- Lim
- Địa danh nay là tên thị trấn của huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Tại đây có hội thi hát Quan họ nổi tiếng là hội Lim, được tổ chức vào ngày mười ba tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Xem một video về hội Lim.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Hòa Đình
- Cũng tên là Lồi Đình, tên Nôm là Nhồi, một làng quan họ xưa, nay thuộc phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Nhà ngang
- Gian nhà phụ, đối với nhà chính là nơi có bàn thờ hoặc nơi tiếp khách. Gọi là nhà ngang vì gian nhà nay được xây vuông góc với nhà chính.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Mô ri
- Nào đây (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bìm bịp
- Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Đươn
- Đan (phương ngữ Nam Bộ)
-
- Dong
- Một loại cây thân thảo có lá rộng, được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Lá dong còn được dùng để cất giấm bằng cách ngâm lá với rượu hoặc nước đường.
-
- Lốp
- (Lúa) bị lép hạt.
-
- Hóa
- Góa (từ cũ).
-
- Nam Định
- Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...