Anh chưa có vợ như chợ chưa có đình,
Trời mưa dông đôi ba hột, anh biết ẩn mình vô mô
Tìm kiếm "mỏ gà"
-
-
Những người phinh phính mặt mo
-
Có trầu mà chẳng có vôi
Dị bản
Có trầu có vỏ không vôi
Có chăn có chiếu không người nằm chung
-
Nhà anh lợp những mo nang
-
Miếng trầu ai rọc ai têm
Dị bản
Miếng trầu ai rọc ai têm
Miếng cau ai bổ mà nên vợ chồng
-
Con cá lành canh, cô bác kêu rằng tanh
-
Ai ăn trầu thì nấy đỏ môi
-
Có trầu mà chẳng có cau
-
Chầu rày rảnh củ, rảnh lang
-
Xu xoa xu xuýt
Xu xoa xu xuýt
Con nít ở mô thì ra
Con cha ở mô thì về
Đốt lửa ba bề bốn bên
Ai leo núi thì lên
Ai đi thuyền thì xuống
Ai cày ruộng thì nuôi trâu
Ai trồng dâu thì nuôi tằm
Ai hay nằm thì nhịn đói. -
Trời cao cao bấy không xa
-
Bởi anh tham trống bỏ kèn
Dị bản
Anh đừng ham trống bỏ kèn
Ham chuông bỏ mõ, ham đèn bỏ trăng
-
Vườn em tốt đất trồng cau
Vườn em tốt đất trồng cau
Cho anh trồng ghé bụi trầu một bên
Bao giờ cau nọ tốt lên
Trầu kia bén ngọn ta nên vợ chồng -
Cho anh một miếng trầu vàng
Dị bản
Xin em một miếng trầu vàng,
Mai sau anh trả cho nàng hoa taiCho anh một lá trầu vàng
Sang năm anh trả cho nàng một mâm
-
Khăn đào vắt ngọn cành mơ
-
Ăn rau thì chịu ăn rau
-
Trồng trầu đắp nấm cho cao
-
Miếng trầu ăn nặng bằng chì
-
Miếng trầu em rọc em têm
-
Lỡ khi ăn miếng trầu xanh
Chú thích
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Màng
- Mơ tưởng, ao ước, thèm muốn (từ cổ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Bửa
- Bổ (phương ngữ miền Trung).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cá lành canh
- Loài cá nhỏ cùng họ với cá cơm, thân mỏng, dài (khoảng 20 mm) và thuôn, đuôi nhỏ, mình trắng trong, ít vẩy, đỉnh đầu và lưng có màu xanh đen, nhạt dần xuống phía bụng, đa số sống thành đàn ở hạ lưu các sông ngòi nước ngọt, ăn phù du và các động vật nhỏ. Cá lành canh thường được dùng nấu canh và làm chả.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Trường An
- Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.
-
- Làm dày
- Làm kiêu, làm phách.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cửa lạch
- Hay cửa biển, nơi sông đổ ra biển.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mợ
- Mỡ (phương ngữ).
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Đông liễu tây đào
- Cây liễu ở phía đông, cây đào ở phía tây. Cụm từ này thường dùng để chỉ đôi trai gái.
-
- Nhộng
- Hình thái của một số loài sâu bọ trước khi thành bướm. Nhộng của con tằm là món ăn dân dã quen thuộc và bổ dưỡng.
-
- Chàm
- Màu xanh gần với xanh lam và tím. Có một loại cây tên là cây chàm, được dùng để chế thuốc nhuộm màu chàm, được sử dụng để nhuộm vải. Thuốc nhuộm màu chàm cũng gọi là chàm. Việc nhuộm vải màu chàm cũng gọi là nhuộm chàm.