Tam Hoàng Ngũ Đế chi thư
Thầy ngồi thầy để củ từ thầy ra
Tam Hoàng kỉ: rước đĩ về nhà
Tam Hoàng cương: kê giường cho chặt
Tìm kiếm "gương"
-
-
Chẳng yêu nhau được thì thôi
Chẳng yêu nhau được thì thôi
Xin chàng đừng tẩy nước vôi mà nồng
Chẳng yêu nhau được thì đừng
Xin chàng chớ tẩy nước gừng mà cay -
Chồng lanh cưới vợ khù khờ
-
Đã là cây bách, cây tùng
-
Nhà anh chỉ có một gian
– Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng
Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường
Chỉ ấm ổ rạ, nàng thương chăng là?
– Yêu nhau chẳng quản cửa nhà
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo
Yêu nhau chẳng quản giàu nghèo
Không bùa không thuốc mà theo mới là. -
Ai về đường ấy hôm mai
Ai về đường ấy hôm mai
Gởi dăm điều nhớ, gởi vài điều thương
Gởi cho từ chiếu đến giường
Gởi cho đến chốn buồng hương em nằmDị bản
Ai về đằng ấy hôm mai
Gửi dăm cái nhớ, gửi vài cái thương
Gửi cho đến chiếu, đến giường,
Gửi cho đến tận quê hương chàng nằm
Vắng chàng, em vẫn hỏi thăm
Nơi ăn đã vậy, nơi nằm làm sao?
-
Vợ anh khéo liệu khéo lo
-
Tre già anh để pha nan
-
Chị em ơi, người ta trông thấy chồng thì mừng
Chị em ơi, người ta trông thấy chồng thì mừng
Sao tôi trông thấy mặt chồng thì nó như gừng với vôi?
Cũng tại lấy chồng trước chẳng kén đôi,
Từ ngày tôi lấy phải nó chẳng nguôi trong lòng
Ba bốn lần tôi trả của chẳng xong -
Đêm qua rót đọi dầu đầy
-
Xiết bao bú mớm bù trì
-
Đôi ta thương chắc, chú bác trục trặc, cha mẹ không ì
-
Cây bần gie, cây bần liệt, diệc đậu cây chanh
-
Anh kia có vợ con rồi
Anh kia có vợ con rồi
Mà anh còn muốn hoa hồi cầm tay
Hoa hồi vừa đắng vừa gây
Vừa mặn như muối vừa cay như gừngDị bản
Anh đã có vợ con rồi
Sao anh còn ước hoa hồi cầm tay
Hoa hồi nửa đắng nửa cay
Nửa ngọt như mía nửa cay như gừng
-
Chanh chua quýt ngọt đã từng
Chanh chua quýt ngọt đã từng
Còn cây khế chín trên rừng chưa ăn
Hay là thầy mẹ cấm ngăn
Không cho đôi lứa đắp chăn cùng giường?Dị bản
Cam ngon quýt ngọt đã từng
Còn quả khế rụng trên rừng chưa ăn
-
Việc đời biến đổi ai hay
-
Trời mưa cá sặc lên gò
– Trời mưa cá sặc lên gò
Thấy em chăn bò anh để ý anh thương
– Trời mưa ướt cọng rau mương
Bò em em giữ anh thương giống gì?Dị bản
– Trời mưa cá sặc lên gò
Thấy em chăn bò anh để ý anh thương
– Thò tay bứt cọng rau mương
Bò em em giữ anh thương giống gì?
-
Ra về đàng rẽ phân đôi
-
Con gà, con gà
Con gà, con gà
Nó đỗ trên nhà
Bay ra đống rác
Cục ta cục tác
Nó nhảy vào buồng
Lên giường nó nghỉ
Hỡi thằng cu Tí
Lo đi đuổi gà. -
Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua
Chú thích
-
- Tam Hoàng Ngũ Đế
- Thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, ngay trước thời nhà Hạ. Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước này, Ngũ Đế là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai.
Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng và Ngũ Đế cụ thể là ai.
Tam hoàng, tùy theo ý kiến, có thể bao gồm Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông; hoặc Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng; hoặc Phục Hy, Thần Nông, Toại Nhân.
Ngũ đế có thể là Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, và Đế Thuấn; có thể là các vị thần ở các phương: Thiếu Hạo (đông), Chuyên Húc (bắc), Hoàng Đế (trung), Phục Hi (tây), Thần Nông (nam); hoặc có thể đồng nhất với Ngũ thị, bao gồm: Hữu Sào thị, Toại Nhân thị, Phục Hi thị, Nữ Oa thị, Thần Nông thị.
Ngoài ra, còn có các thuyết khác về thành phần của Tam Hoàng Ngũ Đế.
-
- Tam Hoàng Ngũ Đế chi thư
- Sách của Tam Hoàng, Ngũ Đế.
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Tùng bá
- Cây tùng (tòng) và cây bách (bá), trong văn chương thường được dùng để tượng trưng cho những người có ý chí vững mạnh, kiên cường, thẳng thắn.
-
- Buồng hương
- Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Pha
- Cắt, xẻ.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Bù trì
- Chăm lo, nuôi nấng chu đáo hoặc giúp đỡ một cách ân cần (từ cũ).
-
- Ì
- Ừ (phương ngữ).
-
- Chạc
- Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
-
- Tắc, hò, rì
- Những tiếng hô để điều khiển trâu bò khi cày bừa. "Hò tắc" là rẽ trái, "hò rì" là rẽ phải, "hò" (có nơi hô thành "họ") là dừng lại.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Quýt
- Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Rau mương
- Một loại cây rau, mọc ở những chỗ ẩm ven các ngòi nước, hồ nước, các bờ đê, gò ruộng, có rất nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhân dân ta thường hái ngọn (đọt) rau non để nấu canh. Theo y học cổ truyền, rau mương có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thũng, cầm máu, tiêu sưng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).