Nhờ trời mưa thuận gió hòa
Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức nấy giữ màu nhà quê.
Tìm kiếm "gà sống"
-
-
Ai ơi, lỡ hội chồng con
-
Trăng rằm mười sáu trăng thanh
-
Bầm ơi có rét mặc bầm
-
Muốn ăn bún sốt, lòng tươi
-
Muốn cho điện sáng về nhà
Muốn cho điện sáng về nhà,
Ruột lợn, ruột gà phải nối đến nơi -
Ơ nghé ơi, nghé à
-
Nu na nu nống
-
Năm quan tiền tốt bó mo
Năm quan tiền tốt bó mo
Làm tờ kí chỉ, chị cho chuộc chồng
Măng non nấu với gà đồng
Chơi nhau một trận xem chồng về ai?
Già gan cướp được chồng người
Non gan hết vía rụng rời chân tay.
Măng trúc nấu với gà mai
Chơi nhau một trận, về ai thì về.Dị bản
Năm quan tiền tốt bó mo
Làm tờ kí chỉ, chị cho chuộc chồng
Măng non nấu với gà đồng
Chơi nhau một trận xem chồng về ai
Chồng về chị cả hay về chị hai
Chơi cho trận nữa về ai thì về
-
Một trâu anh sắm hai cày
Một trâu anh sắm hai cày
Một chàng hai thiếp có ngày oan gia
Chả yêu thì bỏ nhau ra
Làm chi một ổ hai gà ấp chung -
Cà cưỡng bay cao
Cà cưỡng bay cao
Chào mào bay thấp
Cu bay về ấp
Quạ bay về trời
Nghe tiếng chủ mời
Ra ăn thịt chuột
Thịt gà đang luộc
Thịt chuột đang hâm
Dọn thầy một mâm
Thầy ăn kẻo tốiDị bản
-
Có thương thì thương
-
Em nói nên mà dạ ở không nên
-
Mù u bông trắng, lá quắn, nhụy huỳnh
-
Mến yêu Lạc Thổ thì về
-
Con anh nó chết ngay đơ
Con anh nó chết ngay đơ
Anh không có đất, nên phải chôn nhờ đất em
– Đất em lởm chởm ổ gà
Chôn cha anh cũng được, lọ là con anh!Dị bản
-
Bát canh rau bát, rau sam
-
Chém cha tục lệ bất công
Chém cha tục lệ bất công
Lấy vợ, lấy chồng thì ở mẹ cha
Người con chẳng dám nói ra
Cha mẹ ép gả thật là khổ đau
Người giàu thì lại lấy giàu
Chúng ta khổ cực có đâu dám vời
Nào là lễ lạt khắp nơi
Tuần kia, tiết nọ nhờ người nói năng
Nào là tiền chục bạc trăm
Cỗ bàn ăn uống ì ầm đôi bên
Thắp hương mặc cả số tiền
Hoặc nhiều hoặc ít phải liền đủ ngay
Làm cho người rể đắng cay
Nhờ người khất hộ chịu thay mới đành -
Thuốc lào chồng hút vợ say
Thuốc lào chồng hút vợ say
Thằng con châm điếu lăn quay ra nhà
Có anh hàng xóm đi qua
Hít phải khói thuốc say ba bốn tuần
Thêm chú gà trống ngoài sân
Mổ nhầm bã thuốc cánh chân cứng đờ
Lại còn chị mái hoa mơ
Hơi thuốc bay đến bơ phờ cả lông
Khói thuốc cứ toả vòng vòng
Say hết tất cả nước trong, nước ngoàiDị bản
-
Cắc bụp! Cắc bụp! Xòa!
Cắc bụp! Cắc bụp! Xòa!
Ba thằng giặc Pháp bắt gà, bắt heo
Cắc bụp! Cắc bụp! Xèo!
Ba thằng giặc Pháp bắt heo bắt gà
Chú thích
-
- Ngỡi
- Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Volga
- Một hiệu xe sang trọng của Nga, trước đây chỉ dành cho cán bộ cấp cao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
-
- Làng Đông
- Một làng thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chuyên nghề bán, mổ lợn.
-
- Con so
- Con đầu lòng.
-
- Tiền quý
- Tiền có hai hạng, tiền quý (còn gọi là cổ tiền, tiền tốt) thì một tiền bằng 60 đồng tiền kẽm (một quan bằng 10 tiền, tức 600 đồng kẽm), tiền gián (còn gọi là sử tiền) thì một tiền bằng 36 đồng kẽm (tức một quan bằng 360 đồng kẽm). Hình thức lưu hành hai loại tiền tệ này xuất hiện vào khoảng thế kỉ 18, và tồn tại không lâu vì cách tính phức tạp của nó.
-
- Kí chỉ
- Văn bản cam kết mang tính pháp lí, có ghi tên, điểm chỉ (từ cũ).
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Chào mào
- Cũng gọi là chóp mào hay chốc mào, một loài chim có mào nhọn trên đầu, hai bên má có lông trắng.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Thọ Xương
- Tên một huyện của thành Thăng Long xưa.
-
- Phỉnh
- Lừa gạt (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Quắn
- Xoăn tít (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Huỳnh
- Đọc trại âm từ chữ Hán hoàng 黃 (nghĩa là vàng). Xưa vì kị húy với tên chúa Nguyễn Hoàng mà người dân từ Nam Trung Bộ trở vào đều đọc thế.
-
- Lạc Thổ
- Tên nôm là làng Hồ, một làng nay thuộc thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nằm bên dòng sông Đuống. Trước đây vùng đất này từng trải qua nhiều lần sát nhập và phân tách thành các làng Song Hồ, Đông Hồ, có nghề truyền thống là làm vàng mã.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Rau bát
- Một loại dây leo thuộc họ bầu bí, sống rất khỏe, mọc hoang và được trồng ở bờ rào lùm cây. Dây bát có nhiều nhánh, tua cuốn, phiến lá dầy hình tim ngũ giác, hoa trắng, quả như trái dưa chuột nhỏ, khi chín có màu đỏ. Có hai loại rau bát là “bát cái” dây nhỏ nhiều lá, đọt được hái làm rau ăn, và “bát đực” ít lá, được thái lát phơi khô, sao qua làm thuốc nam.
-
- Rau sam
- Một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, phiến lá dày, mặt láng, mọc bò lan trên mặt đất. Rau sam có thể dùng để ăn như những loại rau trồng khác. Rau sam phơi khô dùng làm thuốc.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Thuốc rê
- Thuốc lá sợi được sản xuất theo lối thủ công, khi hút thường phải tự tay vấn thành điếu. Thuốc rê cũng có thể dùng để nhai. Những người nghiện thuốc ngày trước thường đi đâu cũng mang theo một bọc thuốc rê.