Gió hiu hiu chín chiều ruột thắt
Nhìn sao bên Bắc, nước mắt chảy bên Đông
Ai xui chi những vợ vợ chồng chồng
Không biết đây với đó dây tơ hồng có xe
Tìm kiếm "bên cầu"
-
-
Công anh đứng lái chực sào
-
Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng
Dị bản
Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng
Khắc một bia đá bốn chữ vàng thờ chung
-
Có lá lốt tình phụ xương sông
-
Chiều chiều con nước lên cao
-
Chỉ vì cách một dòng sông
Chỉ vì cách một dòng sông
Cho thuyền xa bến, em không thấy chàng -
Ai về nhắn gởi đôi lời
Ai về nhắn gởi đôi lời
Thuyền rời xa bến, chẳng dời nước non -
Bạn cười thì mặc bạn cười
Bạn cười thì mặc bạn cười
Duyên ta không bén với người thì thôi -
Khen ai chống chiếc thuyền dò
Khen ai chống chiếc thuyền dò
Đi chưa tới bến đã miệng hò, chân quay?
– Tưởng bến sạch, nước trong nên anh ghé thuyền vào
Không ngờ rong rêu lộn lạo, anh nhổ sào xin lui -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ai tới trường cho tui gởi mo cơm
-
Anh về hỏi mẹ cùng thầy
-
Chiều chiều bóng ngả về tây
Chiều chiều bóng ngả về tây
Hỡi cô hái củi bên đầy bên vơi
Cô còn hái nữa hay thôi
Cho tôi hái đỡ làm đôi vợ chồng. -
Bô Bô nói với Phường Chào
-
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
-
Trách người quân tử vô tình
-
Chàng khoe chàng lắm văn chương
-
Em là con cá liệt, ở khơi
-
Còn đâu nay thiếp mai chàng
Dị bản
-
Lấy Tây chẳng được mấy ngày
Lấy Tây chẳng được mấy ngày
Nó về nước nó bên đây không chồng
Rồi ra đừng có chổng mông
Kêu trời kiếm một chút chồng ai cho! -
Thắp đèn lên cho rạng nhà thờ
Chú thích
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Con nước
- Cũng gọi là ngọn nước, chỉ sự lên xuống của mực nước sông theo thủy triều.
-
- Kỉnh
- Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.
-
- Mệ
- Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ôông
- Phát âm là "ôn," biến thể ngữ âm của "ông" ở một số địa phương Bắc Trung Bộ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Bô Bô
- Tên một nữ thần trong văn hóa dân gian Quảng Nam. Tương truyền, Bô Bô là nữ tướng Chiêm Thành, chỉ huy trận đánh giữa quân Chiêm và đạo quân của vua Lê Thánh Tông. Thua trận, bà dẫn quân rút về định cố thủ ở kinh đô Mỹ Sơn, nhưng đến làng Thu Bồn (nay thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) thì voi ngã, bà bị giết chết. Hiện nay vẫn còn đền thờ bà ở đây.
-
- Phường Chào
- Tên một nữ thần trong dân gian Quảng Nam. Theo thần phả biên soạn năm Khải Định thứ 4 (1919) thì bà tên là Nguyễn Thị Của, sinh ngày 25 tháng 2 năm Cảnh Thịnh bát niên (1800) tại làng Phường Chào (thuộc châu Phiếm Ái), nay thuộc thôn Mỹ Phiếm, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam. Ở trần gian được 17 năm, ngày 19 tháng 11 năm Gia Long thứ 16 (1817), bà hiển linh tại đất Phường Chào và được vua sắc phong làm thần, được nhân dân lập miếu thờ.
-
- Mắt xanh
- Do điển tích Thanh Bạch Nhãn, nghĩa là mắt xanh (đồng tử), tròng trắng. Nhà thơ Nguyễn Tịch, người đời Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Ông làm quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn, Sơn Đào, Hướng Tú và Vương Nhung, người thường gọi là "Trúc lâm thất hiền" (bảy người hiền ở rừng trúc). Khi tiếp khách hễ là hạng quân tử, là hạng người vừa lòng mình thì Nguyễn Tịch nhìn thẳng bằng tròng mắt xanh; trái lại khách là kẻ tầm thường, người không vừa lòng mình thì ông nhìn bằng đôi tròng trắng. Do điển đó, sau này người ta dùng chữ "mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Cá liệt
- Còn gọi là cá ót, một loại cá biển có thân có hình thoi, dẹt bên, to khoảng ba, bốn ngón tay, nhiều xương. Cá thường được kho khô ăn kèm với cơm, nấu canh chua hay nấu riêu, hoặc để làm bột cá.
-
- Bủa
- Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lăng loàn
- Có hành vi hỗn xược, không vào khuôn phép, bất chấp đạo đức, luân lí.
-
- Dầm
- Có nơi gọi là chầm, thanh gỗ ngắn, dẹt và to bản dần về một đầu, được cầm tay để chèo thuyền.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Ghe.
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).