Chiều chiều xách mủng xuống đồn
Cậu cho bát gạo, banh lồn cậu coi
Tìm kiếm "bát sứ"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Chú kia còn vợ chú đâu
Chú kia còn vợ chú đâu
Chú đi bắt nhái cắm câu một mình? -
Mèo ngao cắn cổ ông thầy
Mèo ngao cắn cổ ông thầy
Ông thầy bắt được cả bầy mèo ngao.Dị bản
-
Cha mẹ anh có đánh quằn đánh quại
-
Chẳng thảo vì mèo ăn than
-
Ở sao cho xứng làm người
-
Ghen chi ghen lạ ghen lùng
Ghen chi ghen lạ ghen lùng
Mèo đi bắt chuột đụng mùng cũng ghen -
Anh cu Lương
Anh cu Lương
Trèo qua tường
Đánh vỡ bát
Bị mẹ tát
Khóc hi hi -
Một mình ăn hết bao nhiêu
Một mình ăn hết bao nhiêu
Mò cua bắt ốc cho rêu bám đùi -
Lỡ tay rớt bể bình vôi
-
Quê em Đồng Tháp mênh mông
-
Gối luông chẳng đặng giao đầu
-
Tranh quyền cướp nước gì đây
Tranh quyền cướp nước gì đây
Coi nhau như bát nước đầy là hơn -
Ai ơi về miệt Tháp Mười
-
Tình người như cá trong lờ
-
Chết thì cơm nếp thịt gà
Chết thì cơm nếp thịt gà
Sống thì xin bát nước cà không choDị bản
-
Năm thức rau nấu năm nồi
-
Cắm sào còn đợi nước trong
-
Mèo nằm trổ máng vênh râu
-
Tai nghe chàng đặng chỗ tri âm
Chú thích
-
- Mủng
- Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cầy
- Tên chung của một số loài thú giống mèo, thân hình mềm mại, mõm dài và nhọn, chủ yếu sống ở trên cây, ăn thịt. Cầy có khả năng tiết ra mùi riêng rất mạnh, tùy theo loài mà mùi có thể hôi hoặc thơm. Ở nước ta có các giống cầy như cầy hương, cầy mực, cầy giông... Lưu ý: nhiều người vẫn gọi chó là cầy và thịt chó là thịt cầy, đây là một sự nhầm lẫn.
-
- Dương
- Còn gọi là cây phi lao (từ gốc tiếng Pháp filao), một loại cây mọc nhiều dọc theo các bờ biển nước ta. Phi lao có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, giữ cho các làng ven biển khỏi bị sa mạc hoá.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Luông
- Cách may giấu đường chỉ một bên. Đối với luông là ép, cách may để lộ đường chỉ ra cả hai bên.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.
-
- Chúc thực
- Một nghi lễ trong phong tục tang ma. Khi linh cữu còn để ở nhà, ban đêm thân nhân túc trực quanh linh cữu làm lễ dâng cơm để tỏ lòng thương tiếc.
-
- Điểm trà
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Điểm trà, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Trổ máng
- Cái máng nước (máng xối). Nhà ở thôn quê ngày trước thường có máng nước làm bằng ống tre hoặc thân cau khoét rỗng, đặt vòng quanh mái nhà để cản và dẫn nước mưa.
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.