Tìm kiếm "Chim én"
-
-
Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc
-
Con chim xanh đứng bóng thở dài
-
Con chim liễu nó biểu con chim quỳnh
-
Con chim chích choè
Con chim chích chòe
Mày ngồi đầu hè
Mày nhá gạo rang
Bảo mày vào làng
Mày kêu gai góc
Bảo mày gánh thóc
Mày kêu đau vai
Bảo mày ăn khoai
Mày kêu khoai ngứa … -
Con chim chìa vôi bay qua đám thuốc
-
Con chim khôn kiếm nhành cây xanh nó đậu
-
Con chim mỏ đỏ
-
Con chim trên cành nó kêu luân chuyển
-
Con chim nó cũng như mình
Con chim nó cũng như mình
Lẻ loi thiếu bạn chung tình bơ vơ -
Con chim buồn, chim bay về núi
-
Con chim buồn, con chim bay về cội
Con chim buồn, con chim bay về cội
Con cá buồn, con cá lội trong sông
Em buồn, em đứng em trông
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người -
Con chim bị ná, con cá bị câu
-
Lý chim sẻ
-
Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót
-
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Bạn nghe ai bào trơn chuốt mỏng bỏ mình bơ ngơ -
Con chim nó kêu
Con chim nó kêu
Tê lao xao xác
Tê lao xào xạc
Mụ ơi hỡi mụ
Đứng lại mà xem
Con vượn nó trèo
Từ trái núi nọ
Qua lối nọ đàng tê
Mắt trông thấy trai
Tang tình lịch sự
Cái quần bốp tím
Cái lông nhím bạc
Cái lược đồi mồi
Tình tính tinh mồi
Lòng em quyết theo
Em rút cái neo
Cho con thuyền chạy … -
Con chim có ổ, ngựa cộ có chuồng
-
Xua chim về rừng, xua cá ra sông
Xua chim về rừng
Xua cá ra sông -
Con chim xanh đậu nhành đu đủ
Con chim xanh đậu nhành đu đủ
Nhắc dân làng nhiệm vụ hộ đê
Quản chi công việc nặng nề
Cốt sao bảo vệ được đê vững vàng
Hộ đê, có tổng, có làng
Hộ đê đâu phải một làng mà thôi
Dù mưa dù nắng mặc trời
Làng trên xóm dưới người người quyết tâm
Khó khăn cũng phải dấn thân
Lo xong bổn phận công dân mỗi người
Chú thích
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Núi Bạc
- Một hòn núi nằm ở thôn Đông, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-
- Cá Ông
- Tên gọi của ngư dân dành cho cá voi. Do cá voi có tập tính nương vào vật lớn (như thuyền bè) mỗi khi có bão, nên nhiều ngư dân mắc nạn trên biển được cá voi đưa vào bờ mà thoát nạn. Cá voi được ngư dân tôn kính, gọi là cá Ông, lập nhiều đền miếu để thờ.
-
- Móng
- Cá quẫy, đớp bọt nước. Móng là bong bóng nhỏ do cá đớp mồi trên mặt nước tạo nên.
-
- Vịnh
- Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chích chòe
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.
-
- Chìa vôi
- Một loại chim giống sẻ, đuôi dài, lông có hai màu đen trắng.
-
- Cá bã trầu
- Một loại cá biển thân dẹp, vẩy có màu hồng nhạt, mắt to. Cá cho thịt mềm, rất ngọt, được chế biến nhiều món ngon như nướng, chiên, nấu canh chua... Tùy vùng miền mà loại cá này có những cái tên khác nhau như cá thóc, cá mắt kiếng, cá trao tráo (hai tên sau có lẽ là dựa vào đặc điểm của mắt cá).
-
- Đôn hậu
- Ăn ở hiền lành, có đạo đức, cư xử tốt với mọi người (chữ Hán đôn và hậu đều có nghĩa là dày dặn, đầy đủ).
-
- Huỳnh
- Đọc trại âm từ chữ Hán hoàng 黃 (nghĩa là vàng). Xưa vì kị húy với tên chúa Nguyễn Hoàng mà người dân từ Nam Trung Bộ trở vào đều đọc thế.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Rảnh rơ
- Rảnh rang (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Mù đinh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mù đinh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Rẻ quạt
- Cũng gọi là xòe quạt, tên chung của một số loài chim có thân nhỏ, đuôi dài, xòe ra như cái quạt. Chim có giọng hót lảnh lót, nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Hò khoan
- Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Khem
- Việc kiêng cữ khi sinh sản. Theo Đại Nam quấc âm tự vị, khem là một cây dài nhỏ, cắm trước nhà để cho biết nhà có việc sinh đẻ. Chị khem chỉ người phụ nữ vừa mới sinh con, đang trong giai đoạn kiêng cữ.
-
- Tề gia
- Trông nom, chăm sóc việc gia đình.
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cộ
- Xe tay, xe bò (từ cũ). Ngựa cộ là ngựa kéo xe.