Dưng dưng như cá vào lờ
Khi vào thì dễ bây giờ khôn ra
Tiếc thay hoa hỡi là hoa
Mùa xuân chẳng nở nở ra mùa hè
Tiếc thay hoa nở làm chi
Hoa nở lỡ thì lại phải mùa đông
Chồng lớn vợ bé đã xong
Chồng bé vợ lớn trong lòng đắng cay.
Tìm kiếm "như tiên"
-
-
Ngơ ngơ như bò đội nón
-
Thân em như cam quýt bưởi bòng
-
Nói dối như Cuội
-
Thao láo như mắt rắn ráo
-
Len lét như rắn mùng năm
-
Tròng trành như nón không quai
Tròng trành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng -
Tình anh như nước dâng cao
Tình anh như nước dâng cao,
Tình em như dải lụa đào tẩm hươngDị bản
Tình anh như nước dâng trào,
Tình em như dải lụa đào tẩm hương
-
Vợ anh như con cóc già
Vợ anh như con cóc già
Ngồi trong cửa sổ, nhảy ra vừa rồi -
Mẹ cha như chuối chín cây
Mẹ cha như chuối chín cây
Sao đấy chẳng liệu, cho đây liệu cùng -
Liệu việc như thần
Liệu việc như thần
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vú em như quả mướp hương
-
Xấu xí như mẹ con ta
Xấu xí như mẹ con ta
Nằm đâu nằm đấy, chả ma nào nhìn -
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
-
Đôi ta như vợ với chồng
-
Đôi ta như rắn liu điu
-
Đôi ta như cá ở đìa
-
Thân em như miếng cau khô
-
Đôi ta như lúa phơi màu
-
Thân em như giọt nước giữa dòng
Chú thích
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Rắn ráo
- Một loại rắn nước không độc, sống ở nơi ẩm ướt thuộc đồng bằng hoặc rừng núi, thức ăn chính là ếch, nhái, chuột... Rắn ráo thường được bắt để ngâm rượu.
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Phật thủ
- Một loại cây có quả thường được dùng để chưng trong dĩa trái cây cúng, đôi khi dùng thay cho chanh hoặc bưởi trong chế biến món ăn, làm mứt, trồng làm chậu kiểng, và làm thuốc Đông y. Phật thủ có nghĩa là bàn tay Phật. Quả phật thủ được cho là mang lại may mắn và tuổi thọ.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Liu điu
- Cũng gọi là thìu điu, một loài bò sát có đầu hình tam giác và thân có sọc xanh giống như rắn lục, đặc biệt đuôi rất dài, có bốn chân.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Phơi màu
- (Lúa, ngô) ở giai đoạn mới trổ, các bao phấn nhị đực mở ra.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).