Tiếng ai như tiếng Trần Hàn
Con ông Trần Liệu ở làng Xuân Quê
Nhà thì ruộng đất bề bề
Vợ năm bảy mụ sao lại theo nghề hò khoan?
Tìm kiếm "hàn"
-
-
Con bống còn ở trong hang
-
Ba La đất tốt trồng hành
-
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Bây giờ thu lại một tràng cau khô -
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ
Quay tơ vẫn giữ mối tơ,
Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh. -
Con cua nó ở dưới hang
Video
-
Gió nam non thổi lòn hang dế
– Gió nam non thổi lòn hang dế
Hỏi anh học trò mưu kế để đâu?
– Mưu kế anh để lại nhà
Ai dè em hỏi anh mà mang theoDị bản
– Gió nam non thổi lòn hang dế
Mấy anh học trò mưu kế để đâu?
– Gió năm non thổi lòn hang cóc
Mấy anh học trò mưu kế để trong óc, trong timNước trong xanh chảy quanh hang dế
Sách vở anh dùi mài mưu kế anh đâu?
-
Gió nam non thổi lòn hang chuột
Gió nam non thổi lòn hang chuột
Thấy em bơi xuồng đứt ruột, đứt gan -
Gió nam non thổi lòn hang dế
Gió nam non thổi lòn hang dế
Em ở trọn niềm có ế anh thươngDị bản
Gió nam non thổi lòn hang dế
Con bạn xa rồi để nhớ để thương
-
Cầu đây có gái bán hàng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gió nam non thổi lòn hang cóc
-
Con ếch ngồi ở trong hang
-
Đi chợ phải thói ăn hàng
Dị bản
Đi chợ quen thói ăn hàng
Không bánh thì trái, không đàng thì khoai
-
Tướng đi chân bước hai hàng
-
Dốc lòng trồng trúc ngay hàng
Dị bản
Dốc lòng trồng cúc ngay hàng
Hay đâu cúc mọc một đàng một cây
-
Đặt mâm so đũa hai hàng
Đặt mâm so đũa hai hàng
Không ăn mà thấy mặt chàng cũng no -
Nhớ nhau lụy ứa hai hàng
-
Cá trê nhúc nhích trong hang
-
Trồng tre trước ngõ ngay hàng
Trồng tre trước ngõ ngay hàng
Tre lên mấy mắt, thương chàng mấy năm
Thương chàng từ thuở mười lăm
Bây giờ hai mốt, sáu năm rõ ràng -
Con cá lành canh bỏ hành thêm hẹ
Chú thích
-
- Xuân Quê
- Một làng nay thuộc địa phận xã Quế Long, huyện Quế Sơn, Quảng Nam.
-
- Hò khoan
- Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Ba La
- Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
-
- Vạn Tượng
- Tên một làng nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển bằng cửa Đại Cổ Lũy. Tại đây nổi tiếng với đặc sản là don.
-
- Mốc thích
- Mốc thếch, mốc đến trắng xám ra (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lý
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian Việt Nam. Lý đặc biệt phát triển từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, vô Nam Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Thể tài rất đa đa dạng và hết sức bình dị, từ các loại cây trái, thức ăn bình dân cho tới những phong tục, lễ nghi, hội hè, sinh hoạt hàng ngày...
-
- Kình càng
- Kềnh càng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mồng đốc
- Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mắm
- Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
-
- Tiểu tâm
- Bụng dạ nhỏ nhen hẹp hòi (từ Hán Việt).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Cá ngát
- Một loại cá sống ở biển và những vùng nước lợ, có da trơn, thân hình giống như con cá trê, đầu to có râu và hai chiếc ngạnh sắc nhọn hai bên, thân dài đuôi dẹt. Cá ngát khi đã trưởng thành thường to bằng cán dao đến cổ tay người lớn. Ngư dân đánh bắt cá ngát bằng cách giăng lưới hoặc câu nhưng hiệu quả nhất là giăng lưới ở những luồng nước đục, chảy nhẹ vì chỗ này thường có nhiều cá. Cá ngát có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là món canh chua cá ngát.
-
- Cá lành canh
- Loài cá nhỏ cùng họ với cá cơm, thân mỏng, dài (khoảng 20 mm) và thuôn, đuôi nhỏ, mình trắng trong, ít vẩy, đỉnh đầu và lưng có màu xanh đen, nhạt dần xuống phía bụng, đa số sống thành đàn ở hạ lưu các sông ngòi nước ngọt, ăn phù du và các động vật nhỏ. Cá lành canh thường được dùng nấu canh và làm chả.
-
- Tự vẫn
- Tự tử bằng cách đâm vào cổ. Có khi nói thành tự vận.
-
- Gá dươn
- Gá duyên, kết nghĩa vợ chồng (phương ngữ Nam Bộ).