Chùa làng dựng ở xóm côi
Sớm hôm hai buổi nghe hồi chuông ngân
Dân nghe chuông sớm dậy mần
Kẻ thời chợ búa, người dân ra đồng
Tiếng chuông người bạn trăm sông
Quanh năm thức tỉnh người dân trong vùng
Tìm kiếm "dừng tay"
-
-
Chị Cả đứng cạnh hàng rào
-
Ai ơi đừng lấy thuyền chài
Ai ơi đừng lấy thuyền chài
Sớm mai tới tối ở hoài dưới sông -
Xê ra đừng đứng một bên
-
Mẹ ơi đừng mắng con yêu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ai ơi đừng lấy thợ cưa
Ai ơi đừng lấy thợ cưa
Cưa lui cưa tới dái đưa lòng thòng -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Năm cô đứng bên này sông
-
Con ơi đừng khóc mẹ sầu
-
Em ơi đừng lấy thợ may
Em ơi đừng lấy thợ may
Lấy về hắn cứ đạp ngày đạp đêm -
Làm trai đứng giữa Tháp Mười
-
Xin trời đừng nắng chớ mưa
Xin trời đừng nắng chớ mưa,
Râm râm gió mát cho vừa lòng tôi. -
Hòn Ông đứng trước hòn Bà
-
Xin em đừng giận đừng hờn
-
Trâu kia đứng ngóng đầu làng
Trâu kia đứng ngóng đầu làng
Ai kia đứng ngóng lang thang bước vào -
Cây trúc đứng dựa bực sông
Cây trúc đứng dựa bực sông, trời giông cây trúc lật
Phải chi anh ở gần, dầu cực cũng ưng -
Thôi thôi đừng ân đừng ngãi
-
Sa Pa đứng xa mà nói
-
Con ơi đừng khóc, đừng la
-
Khi tu đừng giận chớ hờn
Khi tu đừng giận chớ hờn
Để tâm thanh tịnh cho hồn thoát siêu -
Làm người đừng nệ hơn thua
Chú thích
-
- Côi
- Trên, cao (phương ngữ Trung Bộ).
Ta bay lên! Ta bay lên!
Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm
Ta ở côi cao nhìn trở xuống
Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm
(Chơi trên trăng - Hàn Mặc Tử)
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.
-
- Con giáp
- Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
-
- Phước Kiều
- Tên một làng nay thuộc thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, hình thành từ hơn 400 năm nay. Làng này nổi tiếng cả nước với nghề đúc các loại nhạc cụ truyền thống như thanh la, chiêng, tạ... và các vật dụng, hàng mĩ nghệ bằng đồng.
-
- Long Môn
- Tên một con tàu của người Hoa dưới thời Pháp thuộc, chuyên chạy đường sông Hồng, chở khách và hàng hóa từ Hà Nội xuống Nam Ðịnh, Thái Bình và ngược lại.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Núi Đá Bia
- Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.
-
- Núi Bà
- Một dãy núi nằm địa phận huyện Phù Cát, phía Nam đầm Đạm Thủy, Bình Định, gồm trên sáu mươi ngọn cao thấp khác nhau, nổi bật là hòn Hang Rái ở phía đông bắc, hòn Hèo ở phía Đông - Nam và đỉnh cao nhất, tới gần 900 m, là hòn Chuông (Chung Sơn) ở phía Tây. Nếu nhìn toàn cảnh núi Bà thì thấy vùng quanh hòn Chuông tương đối bằng phẳng, giống như một cái chiêng đồng úp sấp mà núm chiêng chính là hòn Chuông. Có lẽ bởi dáng núi như vậy mà người ta đã đặt tên chữ cho núi Bà là Phô Chinh Đại Sơn (nghĩa là núi lớn bày chiêng). Núi Bà là một danh thắng của tỉnh Bình Định.
-
- Chơn
- Chân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rủng rảy
- Ruồng rẫy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Nhủi
- Còn gọi là giủi, đồ đan bằng tre để xúc tôm tép hay bắt cá. Dùng nhủi đi bắt tôm cá gọi là "đi nhủi."