Chưa lấy được nường thì trải bàn tay nường ngồi
Lấy được nường rồi, manh chiếu cũng chẳng được ngồi, nữa là bàn tay
Tìm kiếm "chiếu vua"
-
-
Thân em làm lẽ chẳng hề
-
Chàng đi để nhện buông mùng
Chàng đi để nhện buông mùng
Đêm năm canh thiếp chịu lạnh lùng cả năm
Đêm nay bỏ thoải tay ra
Giường không chiếu vắng xót xa trong lòng
Nửa đêm súc miệng ấm đồng
Lạnh lùng đã thấu đến lòng chàng chưa?
Đêm qua tắt gió liền mưa
Chàng cầm cành bạc thiếp đưa lá vàng
Một ngày năm bảy tin sang
Thiếp những mong chàng chàng những mong ai
Má hồng còn có khi phai
Răng đen khi nhạt tóc dài khi thưa
Trông ra phố trách ông trời
Chỗ ăn thì có chỗ ngồi thì không
Chém cha cái số long đong
Càng vương với chữ tình chung càng rầy -
Nhà anh chỉ có một gian
– Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng
Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường
Chỉ ấm ổ rạ, nàng thương chăng là?
– Yêu nhau chẳng quản cửa nhà
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo
Yêu nhau chẳng quản giàu nghèo
Không bùa không thuốc mà theo mới là. -
Ai về đường ấy hôm mai
Ai về đường ấy hôm mai
Gởi dăm điều nhớ, gởi vài điều thương
Gởi cho từ chiếu đến giường
Gởi cho đến chốn buồng hương em nằmDị bản
Ai về đằng ấy hôm mai
Gửi dăm cái nhớ, gửi vài cái thương
Gửi cho đến chiếu, đến giường,
Gửi cho đến tận quê hương chàng nằm
Vắng chàng, em vẫn hỏi thăm
Nơi ăn đã vậy, nơi nằm làm sao?
-
Tay cầm cái bánh tráng mỏng nương nương
-
Ba bốn nơi tới nói, dạ nọ bất bằng
-
Ở đây có cảnh có tình
-
Người ta rượu sớm trà trưa
Người ta rượu sớm trà trưa
Em nay đi nắng về mưa đã nhiều
Lạy trời mưa thuận gió đều
Cho đồng lúa tốt cho chiều lòng em. -
Con gái mà lấy cha dòng
-
Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
Dị bản
Xa mình trời nắng nói mưa
Canh ba nói sáng, xế trưa nói chiều
-
Tóc đen, da trắng mỹ miều
Tóc đen, da trắng mỹ miều
Má mà có ngấn, nuông chiều mẹ cha -
Ngó ra hòn Dứa tăm tăm
-
Ở đây lắm kẻ gièm pha
-
Cất mái chèo loan em nhìn chàng rơi lụy
-
Đêm nằm tơ tưởng, tưởng tơ
-
Chăn đơn gối chiếc nửa hòng
Chăn đơn gối chiếc nửa hòng
Cạn sông lở núi ta đừng quên nhau
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn xôi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời
Đất Bụt mà ném chim trời
Ông Tơ bà Nguyệt xe dây nhợ nửa vời ra đâu
Cho nên cá chẳng bén câu
Lược chẳng bén dầu, chỉ chẳng bén kim
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn. -
Chồng người xe ngựa người thương
-
Chữ rằng “Thiên võng khôi khôi”
– Chữ rằng “Thiên võng khôi khôi
Sơ nhi bất lậu” lưới trời bủa giăng
Xa xôi chưa kịp nói năng
Từ qua đến bậu như trăng xế chiều
Thân em như tấm lụa điều
Phất phơ trước chợ nhiều điều đáng thương
Dốc lòng trồng cửu lý hương
Ba năm hai lá, người thương giã đầu … -
Cha mẹ nàng đòi ba ngàn anh đi đủ chín ngàn
Cha mẹ nàng đòi ba ngàn anh đi đủ chín ngàn
Anh mua gấm lát đàng, mua vàng lát ngõ
Chiếu bông, chiếu hoa trải ra sáng rõ
Mâm sơn, bát sứ, đũa ngự, chén ngà
Nhà ngói chín tòa phần anh liệu trăm cái
Trai như chàng trai đà xứng rể
Gái như nàng xứng điệu xuân nương
Voi bốn ngà anh chầu chực bốn phương
Họ anh đi bảy vạn, tiền anh tương chín ngàn
Cha mẹ em thách của em đừng khoe khoang
Chú thích
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Chính thất
- Vợ cả trong các gia đình giàu sang thời phong kiến.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Buồng hương
- Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Uống nước
- Cũng gọi là ăn uống nước, từ địa phương miền Trung để chỉ bữa ăn nhẹ giải lao giữa buổi làm ruộng (cày bừa, gặt hái). Món ăn trong bữa ăn uống nước thường là các món dân dã như mì Quảng, bánh tráng, mít trộn...
-
- Bất bằng
- Bất bình, không vừa lòng.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Cha dòng
- Linh mục trong đạo Thiên Chúa.
-
- Mắm nhĩ
- Còn gọi là nước mắm cốt, loại nước mắm rất ngon, được dùng để pha với các loại mắm thông thường khác để bán. Mắm nhĩ có độ đạm rất cao, vị ngọt nhẹ, màu vàng rơm đến vàng nhạt, trong và có mùi đặc trưng.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Hòn Dứa
- Một hòn đảo nhỏ thuộc địa phận thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Xung quanh đảo có gành đá rạng lô nhô trên mặt nước, một số chìm khuất nên thuyền bè không thể cập bến được. Phía nam hòn đảo này không có rạn (bãi đá), rộng khoảng 50m, thuyền vào được nhưng phải là dân địa phương, am tường địa thế mới dám lái thuyền vào đậu sát mé. Trên đảo có rất nhiều dứa mọc thành từng chòm. Có lẽ vì đặc điểm này nên đảo có tên Hòn Dứa.
-
- Khăn đầu rìu
- Khăn buộc một vòng cho hai đầu vểnh lên ở trên trán như cái rìu, thường thấy ở Trung và Nam Bộ.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Đãi bôi
- (Nói chuyện) niềm nở nhưng giả dối, không thực lòng. Theo học giả An Chi, từ này có thể bắt nguồn từ chữ Hán đãi 紿 (lừa dối) và bội 倍 (phản, trái lại). Một số địa phương Nam Bộ phát âm thành đãi buôi hoặc bãi buôi.
-
- Chèo lan
- Mái chèo làm từ gỗ cây lan (mộc lan, một loại gỗ quý, có mùi thơm), nhiều người cũng gọi là "chèo loan".
-
- Gan vàng dạ sắt
- Cụm từ thường được dùng để chỉ tấm lòng chung thủy, chân thành.
-
- Tấn dị thối nan
- Tiến thì dễ, lùi thì khó (chữ Hán).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Đũi
- Một loại vải dệt bằng sợi kéo từ kén cắn tổ của tằm tơ. Ở những kén tằm già được nhà nuôi tằm để lại để gây giống, hoặc không ươm tơ kịp, nhộng tằm cắn kén để chui ra thành con ngài, làm cho tơ kén bị đứt, không thể ươm thành tơ được nữa, mà chỉ có thể dùng để kéo thành sợi đũi. Vải đũi thô hơn lụa, nên xưa kia được cho là loại vải thường, chỉ nhà nghèo mới mặc.
-
- Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu
- Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Cửu lý hương
- Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngự
- Từ dùng để chỉ những vật hay việc thuộc về hoàng cung. Về sau hiểu rộng ra, những vật quý đôi khi cũng gọi là ngự.
-
- Xuân nương
- Người con gái trẻ trung, xinh đẹp (từ Hán Việt).