Tìm kiếm "Lang Sa"
-
-
Canh cánh bên lòng
Canh cánh bên lòng
-
Tôi chầu bà chúa khoai lang
-
Bà lão đi bán rau khoai
Bà lão đi bán rau khoai,
Đồng một chẳng bán, đồng hai gật gù -
Im lặng là vàng
Im lặng là vàng
-
Lo bò trắng răng
Lo bò trắng răng
-
Chiều chiều ra đứng cổng làng
-
Đi đâu mà chẳng thấy về
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là ăn cận ngồi kề với ai? -
Đối đáp
– Trọc gì ?
– Trọc đầu.
– Đầu gì?
– Đầu tàu.
– Tàu gì?
– Tàu hoả.
– Hoả gì?
– Hoả tốc.
– Tốc gì?
– Tốc hành.
– Hành gì?
– Hành củ.
– Củ gì?
– Củ khoai.
– Khoai gì?
– Khoai lang.
– Lang gì?
– Lang trọc.
– Trọc gì?
– Trọc đầu. -
Khoai lang tốt củ, xấu dây
Khoai lang tốt củ, xấu dây
Bề ngoài anh xấu, nhưng lòng đầy tình thương -
Ăn không ngon, ngủ không yên
Ăn không ngon, ngủ không yên
-
Khoai lang chặt bỏ hai đầu
-
Bắt chân chữ ngũ
Dị bản
Bắt chân chữ ngũ, đánh củ khoai lang
Bớ mụ hàng! Cho ta bát nước.
-
Khoai lang xắt mỏng, phơi dầy
-
Mẹ già cuốc đất trồng tiêu
-
Khoai lang chấm muối ăn bùi
Khoai lang chấm muối ăn bùi
Lấy chồng thầy thuốc, thơm mùi xạ hương -
Củ lang nấu lộn củ mì
Củ lang nấu lộn củ mì
Cháu lấy chồng dì kêu dượng bằng anh -
Khoai lang ngập nước khoai lang sùng
-
Nhất khoai đầu vồng, nhì lấy chồng Khánh Vân
-
Đã gian lại ngoan đã đi làm đĩ lại toan cáo làng
Chú thích
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
-
- Bãi tràng
- Tan trường.
-
- Xạ hương
- Chất do hươu xạ và một số loại cầy tiết ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được khai thác làm hương liệu, nước hoa và các loại dược phẩm.
-
- Vắt chân chữ ngũ
- Vắt (bắt) chéo chân nọ qua chân kia như hình chữ ngũ 五, có vẻ khệnh khạng.
-
- Giâm
- Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đi lang xạo
- Đi lang bạt, chơi bời (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Khánh Vân
- Tên một làng cũ nổi tiếng với nghề thợ hồ, sau sát nhập với làng Thanh Đơn thành làng Thanh Vân, thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
-
- Cáo làng
- Thưa, đem việc đi thưa gửi với làng.