Tìm kiếm "Bố mẹ"
-
-
Ngu như bò
Ngu như bò
-
Tức như bò đá
Tức như bò đá
-
Chém cha cái nước sông Bờ
-
Con ai bé tí chận bò
-
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò
-
Dai như bò đái
Dai như bò đái
-
Giồng đỗ đỗ chẳng mọc cho
-
Nuôi chí diệt Ngô, đan bồ đựng võ
-
Bán bò tậu ễnh ương
-
Bò đen húc lẫn bò vàng
Bò đen húc lẫn bò vàng
Bò trắng mất vía nhảy quàng xuống ao -
Thơm tho chi mít mùa đông
-
Lắm bướm thì đẻ nhiều sâu
-
Dù ai buôn đâu bán đâu
-
Ruộng bờ, cờ xe
-
Bò giày phải mũi
-
Sợ như bò thấy nhà táng
Dị bản
Lo như bò thấy nhà táng
-
Có sừng thì đừng có nanh
Dị bản
Có sừng thì đừng có ngạnh
Có sừng thì đừng hàm trên
-
Bò đất ngựa gỗ
-
Bán bò mua cuốc
Chú thích
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
-
- Báng nước
- Hiện tượng bụng trướng căng, rốn lồi, một triệu chứng của những bệnh xơ gan, suy tim phải, viêm đa màng, hội chứng thận hư...
-
- Chận
- Chăn (trâu, bò) (phương ngữ).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Giồng
- Trồng (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Bán bò tậu ễnh ương
- Ngớ ngẩn, không biết làm ăn, bán đi thứ tốt để mua về một thứ không ra gì.
-
- Lộn chồng
- Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
-
- Màu
- Hoa màu, những giống cây trồng làm lương thực (trừ lúa).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Chợ Giang xưa là chợ trâu, phiên chính vào ngày rằm hàng tháng, đông nhất vào rằm tháng tám.
-
- Ruộng bờ, cờ xe
- Bờ ruộng có vai trò rất quan trọng, cũng như quân xe trong cờ tướng.
-
- Bò giày phải mũi
- Con bò giẫm phải sợi thừng dắt mũi nó. Chỉ việc nói loanh quanh, luẩn quẩn, trao đi đổi lại mãi mà vẫn không nhận thức được vấn đề.
-
- Nhà táng
- Nhà làm giả bằng tre giấy, đốt trong đám ma lớn, với mong muốn để cho người chết có nhà mà dùng.
-
- Sợ như bò thấy nhà táng
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: "Trong mắt con bò, cái nhà táng chẳng khác nào con quái vật, to lớn, màu sắc sặc sỡ, vằn vện […] Thế nên, khi phải đi ngang qua nhà táng, thì con bò sợ hết hồn hết vía." Một số từ điển khác thì cho rằng vì đám ma hay mổ bò, nên khi nhìn thấy nhà táng thì con bò lo sợ sẽ đến lượt nó bị người ta làm thịt.
-
- Có sừng thì đừng có nanh
- Trâu bò có sừng là vũ khí lợi hại nhưng không có nanh. Có ưu thế về mặt này thì hỏng mặt kia.
-
- Bò đất, ngựa gỗ
- Người hay vật bất tài, vô dụng.
-
- Bán bò mua cuốc
- Ngớ ngẩn, không biết tính toán, bán đi một tài sản lớn để mua một vật dụng nhỏ.