Mẹ ơi con mượn cái gàu
Con ra xách nước tưới rau cho rồi
Chân trời đã đỏ hơi hơi
Rau con đợi nước đang hồi nửa đêm
Tìm kiếm "xứ"
-
-
Muốn cho lúa nảy bông to
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kỹ phân tro cho nhiều -
Dâu cỏ nhỏ lá chàng ơi
-
Cào cào giã gạo cho nhanh
Dị bản
-
Cầm chài mà vãi xuống sông
-
Đầu thanh, cao tiền, thấp hậu, chẳng tậu thì sao
-
Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua
-
Lợn thả, gà nhốt
-
Lợn đói một năm không bằng tằm đói một bữa
-
Một nong tằm là năm nong kén
-
Ao sâu tốt cá
Ao sâu tốt cá
-
Chín gang trâu cười, mười gang trâu khóc
-
Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau
Dị bản
Thiếu đất trồng dừa
Thừa đất trồng cau.
-
Mít chạm cành, chanh chạm rễ
Dị bản
Mía chặt cành
Chanh chặt rễ
-
Cần xuống, muống lên
-
Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu
-
Tháng giêng trồng củ từ, tháng tư trồng củ lỗ
-
Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
Tháng hai trồng cà
Tháng ba trồng đỗ -
Chiêm thối cỏ, mùa nỏ đất
-
Cấy bằng mặt, gặt bằng đầu
Chú thích
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Dâu tàu
- Còn gọi là dâu Úc, một loại cây họ dâu tằm, thân cao to, thường phải trèo lên cây mới hái lá được. Lá dâu tàu lớn và dày hơn dâu ta. Trái dâu tàu khi chín thì có màu đỏ sậm hoặc đen, giống hệt con sâu róm và ăn rất ngon.
-
- Cào cào
- Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.
-
- Có bản chép là điều
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Lục
- Sáu.
-
- Khoai từ
- Loại khoai thuộc họ củ nâu. Ở Việt Nam, loại có gai phân bố ở Phú Quốc, loại không gai phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và là một vị thuốc với nhiều công dụng.
-
- Khoai mỡ
- Một loại dây leo cho củ, còn có tên là khoai lăng, khoai tím, củ tía hoặc củ lỗ. Khoai mỡ có hai loại: ruột trắng và ruột tím. Người Việt dùng khoai mỡ tím nấu xôi, làm bánh, chiên giòn, nấu cháo, nhưng phổ biến và dễ làm nhất là nấu canh ăn trong bữa cơm hằng ngày.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.