Thương em răng nỏ muốn thương
Sợ lòng bác mẹ như rương khóa rồi
Tìm kiếm "LÚA NHE"
-
-
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than -
Đôi ta gặp được nhau đây
-
Hai ta đã đẹp đôi rồi
Hai ta đã đẹp đôi rồi
Ai dèm pha chớ đoạn, ai vẽ vời chớ nghe -
Đã mang lấy cái thân tằm
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu khôngDị bản
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.
-
Dù ai cho bạc cho vàng
Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay -
Ăn cơm một bữa một lưng
Ăn cơm một bữa một lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emDị bản
Ăn cơm ba chén lưng lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Nước uống cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền
-
Anh ơi đi lại cho dày
Anh ơi đi lại cho dày
Mẹ thầy không gả, em bày mưu cho. -
Khi nào Bến Thủy hết dầu
-
Chừng nào muối ngọt, chanh thanh
-
Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhauDị bản
Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
-
Giờ đây anh nói anh thương
Giờ đây anh nói anh thương
Đến khi vắng mặt anh vấn vương nơi nào? -
Công anh bắt tép nuôi cò
Công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn, cò dò lên câyDị bản
Tiếc công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn, cao giò bò bay
Biết rằng nông nỗi thế nầy
Thì ông đặp chết từ ngày cò con
-
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơmDị bản
Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Đã vò nước đục lại vần lửa rơm
-
Con cò lặn lội bờ sông
Con cò lặn lội bờ sông,
Muốn lấy vợ đẹp mà không có tiền -
Anh về để áo lại đây
Anh về để áo lại đây
Đêm khuya em đắp, gió Tây lạnh lùng
– Gió lạnh lùng lấy mùng mà đắp
Trả áo anh về đi học kẻo trưaDị bản
-
Ra về nhớ nước giếng khơi
-
Đèo mô cao bằng đèo Cây Cốc?
Đèo mô cao bằng đèo Cây Cốc?
Dốc mô ngược bằng dốc Mỹ Cang?
Một tiếng anh than hai hàng lệ nhỏ
Em có mẹ già biết bỏ cho aiDị bản
Đèo mô cao bằng đèo Sơn Cốc
Dốc mô ngược bằng dốc Mỹ Trang?
Nghe tiếng em than hai hàng lệ nhỏ
Còn chút mẹ già biết bỏ cho aiĐèo mô cao bằng đèo Sơn Cốc
Dốc mô ngược bằng dốc Mỹ Trang?
Một tiếng em than hai hàng lụy nhỏ
Phụ mẫu già rồi biết bỏ cho aiĐèo mô cao bằng đèo Phú Cốc?
Dốc mô ngược bằng dốc Xuân Đài?
Anh thương em thương hủy thương hoài
Dẫu mà có ghẻ, có chốc có sài anh vẫn còn thươngĐèo nào cao bằng đèo Châu Đốc?
Gió nào độc bằng gió Gò Công?
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.Đèo nào cao bằng đèo Phú Cốc?
Dốc nào ngược bằng dốc Nha Trang?
Mỗi tiếng em than, hai hàng lụy nhỏ
Còn chút mẹ già, biết bỏ cho ai ?
Mẹ già, còn có em trai,
Phận em là gái, nay mai phải theo chồng.Đèo mô cao bằng đèo Phú Cốc?
Dốc mô ngược bằng dốc Xuân Đài?
Đèo cao, dốc ngược, đường dài
Anh còn qua được, huống chi vài lạch sông.
-
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thươngDị bản
Núi cao chi lắm núi ơi,
Che mất mặt trời chẳng thấy người thương
-
Phượng hoàng đậu nhánh vông nem
Chú thích
-
- Răng nỏ
- Sao không (phương ngữ miền Trung).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bến Thủy
- Một địa danh thuộc tỉnh Nghệ An, nay là tên một phường thuộc thành phố Vinh.
-
- Đô Lương
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Nghệ An.
-
- Rầy
- La mắng (phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cơi
- Đồ dùng thường bằng gỗ, thường có nắp đậy, dùng đựng các vật lặt vặt hoặc để đựng trầu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cây Cốc
- Tên một cái đèo ở tỉnh Bình Định.
-
- Sơn Cốc
- Tên một cái đèo thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Mỹ Trang
- Tên một cái dốc cao thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Phú Cốc
- Tên một ngọn đèo phần lớn thuộc thôn Phú Thạnh, phần còn lại thuộc thôn Phú Liên (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Đèo cao, ngày trước có nhiều cọp, beo.
-
- Xuân Đài
- Hoặc Sơn Đài, tên một ngọn đèo nay thuộc xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, là ranh giới tự nhiên giữa xã An Dân (huyện Tuy An) và xã Xuân Thọ (huyện Sông Cầu) trước đây. Tại đây có một vịnh biển dài khoảng 50 cây số, với nhiều gành đá, bãi cát rất đẹp, cũng tên là vịnh Xuân Đài.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Gò Công
- Nay là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với thành phố Mỹ Tho. Tỉnh Gò Công ngày xưa bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây ngày nay. Gò Công Đông và Gò Công Tây là vùng duyên hải, có hai cửa biển của sông Tiền: cửa Đại và cửa Tiểu. Tên gọi Gò Công xuất phát từ việc vùng đất này trước đây có nhiều chim công (khổng tước), vì vậy tên Hán Việt của Gò Công là Khổng Tước Nguyên. Gò Công gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Định.
-
- Gió đông
- Từ từ Hán Việt đông phong, nghĩa là gió mùa xuân, từ hướng đông thổi đến.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Đề đô thành Nam trang - Thôi Hộ)Trần Trọng San dịch:
Mặt người giờ ở nơi nao?
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.
-
- Nha Trang
- Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
-
- Lạch
- Dòng nước nhỏ hơn sông.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Phải dè
- Biết vậy thì... (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chợ Gạo
- Một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có con sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.