Dưới sông, sóng vận cát đùa
Lấy anh chẳng đặng, em vô chùa em tu
Tìm kiếm "đắng như"
-
-
Yêu nhau thì nói là sang
-
Mình ơi! Đừng đặng cá quên nơm
-
Con cá chi không sanh không đẻ
-
Mặc ai chác lợi mua danh
-
Liều mình lội xuống ao sâu
-
Cùng nhau biển hẹn non thề
-
Cơm ăn mỗi bữa một lưng
-
Hỡi người quần trắng dây lưng thao
-
Bao giờ em đặng lời nguyền
-
Anh phân nhiều nỗi đoạn trường
-
Biết ai đặng gửi má đào
-
Tưởng rằng khăn trắng có tang
Tưởng rằng khăn trắng có tang
Ai ngờ khăn trắng ra đàng ve trai -
Từ năm Bính Tý đến giờ
Từ năm Bính Tý đến giờ,
Đồng điền bạch lạng bỏ đi thế này
Dân ta đói khổ lắm thay,
Công sưu công ích kẹp ba ngày chưa tha
Đời ông cho chí đời cha,
Đời nào khổ cực cho qua đời mình
Thuế điền rồi lại thuế đinh,
Thuế thuốc, thuế rượu, sát sinh, thuế đò.
Năm ngày “công ích” phải lo,
Chạy vạy không được bán bò mất thôi!
Bán đi đặng nộp cho rồi,
Miễn sao thoát khỏi tanh hôi ngục hình. -
Bướm bay hoài, không đậu vườn hoa
Bướm bay hoài, không đậu vườn hoa
Hay là anh thấy mẹ cha em nghèo
Dang tay với chẳng tới kèo
Bổn phận em nghèo lấy chẳng đặng anh -
Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ
-
Chưa chồng ở vậy cho yên
Dị bản
Chưa chồng ở vậy cho nguyên
Để rồi anh dọn chiếc thuyền quyên rước em về
-
Thấy anh Hai tuồng chữ cũng thông
-
Đàn bà thì phải nuôi heo
Đàn bà thì phải nuôi heo
Thời vận đương nghèo nuôi chẳng đặng trâu -
Tới đây tôi hỏi thực chàng
Tới đây tôi hỏi thực chàng
Từ khi lập nghiệp mở đàng dưới sông
Bao nhiêu con cá dưới sông
Thì chàng có biết hay không hở chàng?
Chú thích
-
- Đùa
- Lùa mạnh qua (gió đùa, nước đùa, lấy tay đùa...)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chác
- Chuốc lấy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Nguyễn Khải
- Một danh nhân dưới thời Hậu Lê, được phong tước Đăng quận công, nên nhân dân cũng gọi là ông Đăng. Khi còn sống, ông đã bắt nhân dân kéo đá xây đền thờ cho mình (gọi là sinh từ).
-
- Thao
- Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Đồng điền bạch lạng
- Đồng ruộng trắng trơn, mất mùa.
-
- Thuế điền thổ
- Gọi tắt là thuế điền, cũng gọi là thuế ruộng đất, loại thế mà người có ruộng phải đóng.
-
- Thuế thân
- Cũng gọi là thuế đinh hay sưu, một loại đóng theo đầu người dưới chế độ phong kiến hoặc quân chủ. Trong lịch sử nước ta, thuế thân có từ thời nhà Lý, kéo dài đến hết thời thuộc Pháp.
-
- Năm ngày công ích
- Một chính sách do thực dân Pháp lập nên ở Trung Kỳ, theo đó mỗi công dân đến tuổi phải làm thêm năm ngày lao động công ích.
-
- Bàn binh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Tuồng
- Có vẻ.
-
- Bao Công
- Tên thật là Bao Chửng, cũng gọi là Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, làm quan dưới thời Tống Nhân Tông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng thanh liêm, nghiêm minh, được nhân dân suy tôn là Bao Thanh Thiên (trời xanh). Hình tượng Bao Công trong dân gian được khắc họa là một người mặt đen, trán có hình trăng lưỡi liềm, được nhiều người tài như Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ theo phò tá. Tuy nhiên, đa số những chi tiết này không có thật trong lịch sử.