Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi
Biết rằng có được ở đời với nhau
Hay là vào trước ra sau
Cho cực lòng thiếp cho đau lòng chàng.
Tìm kiếm "dầu nàng"
-
-
Bố chồng là lông chim phượng
Dị bản
-
Mẹ chồng dữ mẹ chồng chết
Mẹ chồng dữ mẹ chồng chết
Nàng dâu có nết nàng dâu chừa -
Mẹ chồng là mẹ chồng tôi
-
Của rẻ thật là của ôi
Của rẻ thật là của ôi,
Cưới phải dâu dại khổ tôi trăm đường -
Mẹ chồng nàng dâu
Mẹ chồng nàng dâu
Chủ nhà, người ở yêu nhau bao giờ -
Thật thà cũng thể lái trâu
-
Cây khô chết đứng giữa đồng
Cây khô chết đứng giữa đồng
Nàng dâu khôn khéo mẹ chồng vẫn chêDị bản
Cây khô chết đứng giữ đồng
Mưa giông anh không sợ, mà sợ cây cầu bắc ngangCây khô chết đứng giữa trời
Chết thời chịu chết không quên lời anh than
-
Mẹ anh năm lọc bảy lừa
Mẹ anh năm lọc bảy lừa
Mua cam phải quít, mua dưa phải bầu
Mua kim mua phải lưỡi câu
Mua mật phải dầu, cực lắm anh ơi -
Đói lòng ăn khế, ăn sung
-
Gió đưa bụi chuối tùm lum
Gió đưa bụi chuối tùm lum
Mẹ anh như hùm ai dám làm dâuDị bản
-
Bà kia bận áo xanh xanh
Bà kia bận áo xanh xanh
Ngồi trong đám hẹ nói hành con dâu
Bà ơi tôi không sợ bà đâu
Tôi se sợi chỉ tôi khâu miệng bà
Chừng nào bà chết ra ma
Trong chay ngoài bội hết ba chục đồng
Không khóc thì sợ lòng chồng
Có khóc cũng chẳng mặn nồng chi đâuDị bản
-
Trời mưa ướt lá đài bi
Dị bản
Cái cây đài bi, cái lá đài bi
Mẹ thương con mẹ, thương gì nàng dâu
-
Nàng dâu để chế mẹ chồng
-
Mụ gia là mụ gia còng
Mụ gia là mụ gia còng
Ăn ngày ba bữa lòng thòng chuyện dâu -
Theo không chẳng tốn một đồng
Theo không chẳng tốn một đồng
Làm dâu chí nguyện, mẹ chồng còn chê -
Ngồi buồn nghĩ giận con dâu
-
Đèn ai leo lét bên sông
Đèn ai leo lét bên sông
Giống đèn mẹ chồng đi rước nàng dâu -
Mẹ hiền lại gặp dâu hiền
Dị bản
Dâu hiền lại gặp mẹ hiền
Cái quần tám túm cũng liền như xưa
-
Cây khô chết đứng giữa đồng,
Chú thích
-
- Nghiệt
- Ác nghiệt, nghiệt ngã.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Tô tượng
- Một bước quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta, bao gồm việc sơn son thếp vàng, thể hiện nét mặt, tinh chỉnh các đường nét và các khối bề mặt của một bức tượng, thường là tượng gỗ hoặc tượng đất, làm sao cho bức tượng sống động, có tinh thần.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Lợn hạch
- Lợn đực nuôi để lấy giống, còn gọi là lợn dái, lợn nọc.
-
- Đách
- Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
-
- Lợn lang
- Lợn trên mình có những đốm đen-trắng. Miền Nam gọi giống lợn này là heo bông.
-
- Lợn sề
- Cũng hay được viết nhầm thành lợn xề, chỉ lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Từ nái sề cũng thường được dùng để chỉ người phụ nữ nhiều con một cách trào phúng.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Chèm nhèm
- Tràn lan ra, không gọn ghẽ (phương ngữ).
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Nói hành
- Nói xấu về người khác.
-
- Trong chay ngoài bội
- Những đám lễ lớn, bên trong làm cỗ chay, bên ngoài dựng rạp mời đoàn hát bội. Cụm từ "trong chay ngoài bội" chỉ những cảnh bận bịu rộn ràng.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Đài bi
- Hay đại bi, còn có tên khác là từ bi xanh, đại ngải, bơ nạt, phặc phả (Tày), co nát (Thái), là loại cây nhỏ, toàn thân và quả có lông mềm và tinh dầu thơm. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Cây đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, được dùng làm vị thuốc chữa một số bệnh ngoài da.
-
- Để chế
- Để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Đúm
- Đốm (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...