Ve vẻ vè ve
Nghe vè con gái
Tay chân mềm mại
Khác thể bông hoa
Chờ mẹ đi ra
Cắp tiền thu giấu
Muốn ăn khoai nấu
Ngồi xếp bè he
Miệng bằng cái ghè
Lưng bằng cái thúng
Ăn chùng ăn vụng
Đã sướng bụng chưa …
Tìm kiếm "đi đường"
-
-
Tài nguyên than mỏ nước Nam
Tài nguyên than mỏ nước Nam
Thằng Tây làm chủ, mình làm cu li
Chỉ vì đói rách phải đi
Đi làm phu mỏ, bỏ quê, bỏ nhà
Một nghìn chín trăm ba ba
Là năm Quý Dậu con gà ác thay
Kể dời phu mỏ Hòn Gai
Công ty than của chủ Tây sang làm
Chiêu phu mộ Khách, An Nam
Cuốc tầng khai mỏ tìm than ra vầy
Than ra ở các mỏ này
Hà Lầm, Hà Sú, mỏ rày Ngã Hai
Bán than cho các nước ngoài
Tàu bè ngoại quốc vãng lai mua dùng
Chủ nhì, chủ nhất, đốc công
Mỗi sở một sếp cai trong sở làm
Làm ra máy trục, máy sàng
Sở Tàu, Than Luyện, Sở Than chung là
Va-gông, than chở về ga
La-ga đặt ở Cốt Na cổng đồn
Để cho xe hỏa dắt dồn
Thật là tiện lợi gọn gàng vân vi
Ăng Lê, Nhật Bản, Hoa Kỳ
Hồng Kông, Thượng Hải đều thì sang mua
Cửa Ông là Cẩm Phả po
Cẩm Phả min, Cọc Sáu, cùng là Mông Dương
Ngoại giao các nước thông thương
Hòn Gai giàu vốn lại cường thịnh ra
Tây Bay coi sổ la voa
Bắc ngay đường sắt cho xe thông hành
Một đường đi thẳng Hà Lầm
Một đường Núi Béo, Cọc Năm đi về … -
Đường đi chín xã Sông Con
Dị bản
-
Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
Đường đi hay tối,
Nói dối hay cùng -
Đường đi xúm xịt bờ sình
-
Đường đi những lách cùng lau
-
Đường đi chưn trợt bờ sình
-
Đường đi loanh quanh ngoắt ngoéo
-
Đường đi mặt biển chân trời
Đường đi mặt biển chân trời
Biết đâu mà hẹn thiệt lời với em? -
Đường đi không tới nửa ngày
-
Đường đi nho nhỏ
Đường đi nho nhỏ
Bờ cỏ xanh xanh
Không duyên không nợ không tình
Đồng không mông quạnh sao mình gặp ta? -
Đường đi cát nhỏ cỏ mòn
-
Đường đi trên chợ dưới đò
-
Đường đi khuất nẻo quanh queo
-
Đường đi quanh quắt ruột dê
Đường đi quanh quắt ruột dê,
Chim kêu vượn hú, dựa kề núi non. -
Đi ra đường soi gương đánh sáp
-
Anh đi trên đường Ba Vát
-
Mẹ em đi chợ đường trong
Mẹ em đi chợ đường trong
Mua em cây mía vừa cong vừa dài
Mẹ em đi chợ đường ngoài
Mua em cây mía vừa dài vừa cong. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Bà ba đi chợ đường quai
Bà ba đi chợ đường quai
Vừa đi vừa tỉa lá khoai bưng lồn
Bà ba đi chợ đường cồn
Vừa đi vừa tỉa lông lồn bán trăm -
Học trò đi học đường xa
Học trò đi học đường xa
Đi lâu mỏi cẳng bắt cha cõng về
Chú thích
-
- Khác thể
- Chẳng khác nào, giống như.
-
- Xếp bè he
- Ngồi bệt và bó gối.
-
- Ghè
- Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Hồng Gai
- Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.
-
- Công ti than Bắc Kì
- Tên tiếng Pháp là Société française des charbonnages du Tonkin (viết tắt là SFCT), một công ti Pháp được thành lập 1988 với mục đích quản lí và vơ vét tài nguyên than đá ở Hạ Long với thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản. Công ti này tuyển dụng người Hoa ("khách") và người Việt làm phu mỏ với mức lương rẻ mạt. Đây là cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân khu mỏ Quảng Ninh nói riêng.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Hà Lầm
- Địa danh nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long. Tại đây có mỏ Hà Lầm, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.
-
- Hà Tu
- Tên cũ là Hà Sú, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có mỏ than Hà Tu, vào thời Pháp thuộc thuộc sự quản lí của công ti than Bắc Kì.
-
- Ngã Hai
- Một khu vực thuộc xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có mỏ than Ngã Hai, hiện vẫn còn được khai thác.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Đốc công
- Người thay mặt chủ xí nghiệp trông nom công việc của thợ thuyền ngày trước.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Va-gông
- Toa xe (từ tiếng Pháp wagon).
-
- La ga
- Tiếng Pháp la gare, nghĩa là nhà ga.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Ăng-lê
- Nước Anh hoặc người Anh (từ tiếng Pháp Anglais).
-
- Cửa Ông
- Địa danh nay là phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có đền Cửa Ông, được xem là một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam, thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật lịch sử thời Trần.
-
- Cẩm Phả Po
- Cảng Cẩm Phả ("po" phiên âm từ tiếng Pháp port, nghĩa là cửa hoặc cảng).
-
- Cẩm Phả min
- Mỏ than Cẩm Phả ("min" phiên âm từ tiếng Pháp mine, nghĩa là mỏ).
-
- Cọc Sáu
- Tên một mỏ than nay thuộc địa phận phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Mông Dương
- Địa danh nay là tên một phường thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi có mỏ than Mông Dương, một trong những mỏ thang có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất từ thời Pháp thuộc.
-
- La voa
- Sổ nhật trình.
-
- Núi Béo
- Tên một mỏ than nay thuộc địa phận phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Chín xã Sông Con
- Chín xã thuộc huyện Đại Lộc, quanh lưu vực sông Con. Nơi đây từng là căn cứ của Nghĩa hội Quảng Nam thời Cần Vương. Vùng này cũng gọi là Tân tỉnh (tỉnh mới, đối lập với Hội An là tỉnh lị cũ do Pháp chiếm đóng).
-
- Nguyễn Duy Hiệu
- Có sách ghi là Nguyễn Hiệu, tục gọi là Hường Hiệu, một chí sĩ và lãnh tụ thuộc phong trào Cần Vương. Ông sinh năm Đinh Mùi (1847) tại làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc (nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông cùng Trần Văn Dư (1839-1885), Phan Bá Phiến (còn gọi là Phan Thanh Phiến, 1839-1887), Nguyễn Tiểu La (tức Nguyễn Hàm, 1863-1911), thành lập Nghĩa hội Quảng Nam, rồi ra bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh cùng đứng lên đáp nghĩa. Đến năm 1887, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông tự trói mình nạp cho giặc để cứu nghĩa quân. Ông bị chém ngày 15/10/1887, hưởng dương 40 tuổi, để lại hai bài thơ tuyệt mệnh bằng chữ Hán. Sau đây là một bài được Huỳnh Thúc Kháng dịch:
Cần vương Nam Bắc kết tơ đồng
Cứu giúp đường kia khổ chẳng thông
Muôn thuở cương thường ai Ngụy Tháo?
Trăm năm tâm sự có Quan Công
Non sông phần tự thơ trời định
Cây cỏ buồn trông thấy đất cùng
Nhắn bảo nổi chìm ai đó tá?
Chớ đem thành bại luận anh hùng.
-
- Trần Đỉnh
- Tục gọi là Tú Đỉnh (vì đỗ Tú tài), người làng Gia Cốc, nay thuộc xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông nguyên là thành viên Nghĩa Hội Quảng Nam, cũng vừa là Tán Tương Quân Vụ vùng chín xã Sông Con thuộc miền nguồn tây Đại Lộc. Trước ngày Pháp tấn công vào Bộ chỉ huy ở Trung Lộc, ông nghe lời chiêu hồi của vua Đồng Khánh, đến chiến khu Trung Lộc thuyết phục Nguyễn Duy Hiệu cùng ra đầu hàng. Ông Hiệu đã ra lệnh chặt đầu Trần Đỉnh bêu ở chợ Trung Lộc để răn đe.
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giao ngôn
- Lời hứa, lời ước hẹn (giao nghĩa là bền chặt).
-
- Lách
- Cũng gọi là đế, một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang, thân nhỏ lá cứng, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
-
- Lau
- Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Gầy
- Gây ra (nghĩa tích cực), tạo dựng, vun vén để đạt được một thành quả nào đó.
-
- Thế thường
- Thói thường ở đời.
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Điếm
- Từ Hán Việt, nghĩa rộng là hàng quán, nhà trọ...
-
- Châu
- Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Sáp
- Chất dẻo có màu để bôi vào môi hoặc vuốt tóc có tác dụng làm đẹp.
-
- Ba Vát
- Còn gọi Ba Việt, địa danh gốc Khmer (Pears Watt, nghĩa là là chùa Phật). Vào thế kỷ XVIII, nơi đây là huyện lỵ của huyện Tân An - một trung tâm kinh tế khá phồn thịnh thời bấy giờ. Hiện nay Ba Vát là một thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Do cách phát âm của người Nam Bộ, một số tài liệu địa danh này cũng được ghi thành Ba Giác.