Làm thơ trái ấu gởi thấu chung tình
Anh đau tương tự bịnh nặng không thấy mình vãng lai
Tìm kiếm "từ lúc"
-
-
Trách thân mà lại giận trời
Trách thân mà lại giận trời,
Trách chàng quân tử ở ra người thờ ơ.
Phòng không để thiếp đợi chờ,
Năm canh vò võ những là thở than.
Nào khi họp mặt chén vàng,
Non nguyền biển hẹn tưởng chàng chẳng quên.
Ai ngờ ra dạ bạc đen,
Say bên nhan sắc bỏ bên ngãi tình.
Để cho em vò võ một mình,
Tương tư khắc khoải, bệnh thất tình đầy vơi.
Trách thân mà lại giận trời. -
Đói cơm hơn kẻ no rau
-
Chữ rằng “Hổ tử lưu bì”
-
Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Hồn anh thất lạc xuống dưới Diêm đình
Ông vua phán quở: Anh vì tình thác oan
Em ơi, một mai anh chết, em đừng có đến để tang
Bởi tại nơi em mà thiên hạ luận bàn.Dị bản
Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Hồn anh thất lạc, thác xuống Diêm đình
Diêm Vương ổng hỏi sự tình,
Tui lụy vì tình, tui mới thác oan.
-
Đôi ta như chim từ quy
-
Thiếp xa chàng quên ăn quên ngủ
Thiếp xa chàng quên ăn quên ngủ
Chàng xa thiếp thức đủ năm canh -
Bấy lâu nay thiếp vắng mặt chàng
Bấy lâu nay thiếp vắng mặt chàng
Sầu bi trong dạ, ăn vàng không ngon -
Trông chồng bóng xế trăng lu
-
Em đau tương tư, cha em đổ hồ bằng muỗng
-
Cười người lên núi mò cua
-
Dòng sông mặt nước lờ đờ
-
Kế hậu đã có con trai
-
Những người lải nhải, lai nhai
-
Kéo dài chi kiếp sống thừa
Kéo dài chi kiếp sống thừa
Cho gai mắt thấy, cho chua lòng sầu -
Yêu nhau sinh tử cũng liều
Yêu nhau sinh tử cũng liều
Thương nhau lội suối qua đèo có nhau -
Ngày ngày ra đứng bờ sông
-
Đáng thương mấy chú dọn bàn
-
Mình em như cây thầu đâu
-
Ăn thì ăn trước ngồi trên
Ăn thì ăn trước ngồi trên
Đến chừng đánh giặc thì rên hừ hừ
Chú thích
-
- Củ ấu
- Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Hổ tử lưu bì
- Hổ chết để lại da.
-
- Hậu lai
- Về sau (từ Hán Việt).
-
- Vạc
- Giát giường bằng tre, gỗ, hay giường đóng bằng tre (phương ngữ). Có nơi đọc là vạt.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Từ quy
- Tên một loại chim rừng, cũng gọi là chim tử quy. Trong dân gian có câu chuyện về hai người yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản. Cô gái tự vẫn, chàng trai về ôm xác người yêu khóc mà chết. Xác hai người hóa thành đôi chim từ quy, đêm đêm gọi nhau.
-
- Nỏ chộ
- Không thấy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Túi
- Tối (khẩu ngữ).
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cầu tự
- Tập tục xin con của những cặp vợ chồng hiếm muộn, đến nay vẫn còn. Theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh: Khi nào vợ chồng ở với nhau lâu mà không có con thì người ta cầu tự. Cầu tự có nhiều cách: Người thì uống thuốc cho bổ khí huyết, người thì [...] nhờ thầy phong thủy dịch mả, người thì đi lễ chùa này miếu nọ để cầu con. (Việt Nam văn hóa sử cương).
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kế hậu
- Tiếp nối ở sau (từ Hán Việt).
-
- Nghĩa tử
- Con nuôi (từ Hán Việt).
-
- Ba giềng
- Xem chú thích Cương thường.
-
- Võ Nhai
- Địa danh nay là một huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên. Đây là huyện có diện tích lớn nhất và có mật độ dân số tháp nhất trong tỉnh.
-
- Đại Từ
- Địa danh nay là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên.
-
- Mình ve
- Mình gầy như xác con ve.
-
- Nhiễu điều
- Tấm nhiễu màu đỏ, dùng phủ lên những đồ vật quý để trang trí và che bụi.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.