Thoạt tiên giải chiếu ra ngồi
Trầu cau ăn đoạn hỏi người thủy chung
Em hỏi chàng có yêu cùng
Tiếng tăm em chịu thẹn thùng em mang
Ví dù chàng có lòng thương
Thì em chẳng quản gì đường xa xôi
Chàng về chàng cứ cho tươi
Chàng đừng héo ủ người cười đến ta
Tìm kiếm "tiếng vọng"
-
-
Cùng giống nhà Phật sinh ra
-
Sáng mai chạy ra mất cái cuốc
-
Lên xe quân tử đứng, thục nữ ngồi
-
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
-
Anh về hái đậu trẩy cà
-
Anh mà lui chân nhớm gót khỏi cươi
-
Vàng thời thử lửa, thử than
-
Có thương thì thương
-
Hỡi người bạn cũ quen ta
Hỡi người bạn cũ quen ta
Có ai như bạn giúp cho ta một người
Một người mười tám cho xinh
Lời ăn tiếng nói như mình mình ơi -
Chén son nguyện với trăng già
-
Gá duyên, anh giữ em gìn
-
Con rắn bò ngang
-
Nhấp nhô biết mấy trăm thuyền
-
Nghé ơ nghé
Nghé ơ nghé
Nghé bông hay là nghé hoa
Như cà mới nở
Mẹ cõng xuống sông
Xem rồng lấy nước
Mẹ gọi tiếng trước
Cất cổ lên trông
Mẹ gọi tiếng sau
Cất lồng lên chạy
Lồng ba lồng bảy
Lồng về với mẹ
Nghé ơ
Mày như ổi chín cây
Như mây chín chùm
Như chum đựng nước
Như lược chải đầu
Cắn cỏ ăn no
Kéo cày đỡ mẹ
Việc nặng phần mẹ
Việc nhẹ phần con
Kéo nỉ kéo non
Kéo đến quanh tròn
Mẹ con ta nghỉ
Ông khách hỏi mua
Nhà ta chả bán
Ông khách hỏi hoạn
Nhà ta chẳng cho
Nghé ơ -
Sáng mai mang cuốc ra vườn
Sáng mai mang cuốc ra vườn
Cuốc kêu, cuốc hát bên cồn hu ha
Cuốc kêu tiếng nhỏ tiếng to
Nửa thương phần cuốc, nửa lo phận mìnhDị bản
Sáng mai ra dạo bên vườn
Cuốc kêu, cuốc hát bên cồn hiu ho
Cuốc kêu tiếng nhỏ tiếng to
Nửa thương phận cuốc, nửa lo phận mình
-
Chàng đi mô khuya khoắt đến giờ
-
Núi Thình Thình, chùa cũng Thình Thình
-
Sớm mai chàng hóa con chim trống đứng dựa bìa núi
-
Trèo lên ngọn núi mà coi
Chú thích
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Khóc điếng
- Khóc ngất, khóc một hơi dài (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đây là hai câu trong bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, một thi sĩ Trung Quốc thời Đường. Nguyên văn Hán Việt:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyềnTrần Trọng Kim dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
-
- Phán mại
- Mua bán (phán: bán, mại: mua).
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Cươi
- Sân (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Thọ Xương
- Tên một huyện của thành Thăng Long xưa.
-
- Càn khôn
- Cũng nói là kiền khôn, từ hai quẻ bát quái kiền 乾 chỉ trời và khôn 坤 chỉ đất. Chỉ trời đất.
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
(Khóc ông Phủ Vĩnh Tường - Hồ Xuân Hương)
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Dằm
- Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thình Thình
- Tên một ngọn núi nằm về phía nam huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trên núi có ngôi chùa mang tên Viên Giác Tự, nhưng dân địa phương vẫn gọi bằng cái tên dân dã quen thuộc là chùa Thình Thình.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Tỉu nà ma
- Cách phát âm theo giọng Quảng Đông của cụm từ 屌你媽. Đây là một câu chửi tục, nghĩa là "đ. mẹ mày." Ở ta, cụm từ này đôi khi cũng được nói thành "tỉu nà ma cái nị."