Đi bộ thì khiếp Hải Vân
Dị bản
Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi
Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi
Vợ anh như con cóc già
Ngồi trong cửa sổ, nhảy ra vừa rồi
Đi ngang thấy tấm lụa đào
Muốn mua mà sợ giá cao nhiều tiền
Tới đây đất khách quê người
Cái thương cũng sợ cái cười cũng ghê
Tin độc lập truyền về các thôn xã
Một số bà con ta hối hả đón mừng
Riêng tôi, tôi dửng dừng dưng
Nỗi lo thì có, nỗi mừng thì không
Lo là lo nay mới thoát khỏi cùm gông giặc Pháp
Biết đâu mai kia lại bị xích xiềng
Của kẻ khác tròng vào, thì ra có khác chi nào
Tránh nơi nọc rắn lại lâm vào miệng hổ mang
Nên ưng kẻo phải lỡ thì
Ngồi bên cửa sổ còn gì cái xuân
Nói ra thì cũng ngại lời
Nín đi thì sợ tiếng đời mỉa mai
Đi ngang thấy búp hoa đào
Muốn vào mà sợ bờ rào lắm gai
Ông Tây con chó làm thinh
Ai chê chẳng sợ ai khinh chẳng nhờn
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em nằm bếp thò đuôi ra ngoài
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
"Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị (mù) đi hát rong kiếm sống.
Thưởng thức một bài hát xẩm do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.
Theo khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện còn khoảng 70 nghệ nhân hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy; toàn tỉnh có khoảng gần 100 người tham gia các phường xoan, nhưng chỉ khoảng 50 người biết hát. Các di tích như đình, miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt hát xoan từ xa xưa nay chỉ còn khoảng hơn 10 di tích.