Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ anh đổi dạ quay đầu bỏ em
Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Dị bản
Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ em đổi dạ tham giàu bỏ anh
Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ anh đổi dạ quay đầu bỏ em
Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ em đổi dạ tham giàu bỏ anh
Trời mưa dưới biển mưa lên
Số anh hai vợ mới nên cửa nhà
Đến đây muốn hát muốn đàn
Sợ lòng con cậu cháu quan khó chiều
– Ở nhà con cậu cháu quan
Đi ra phường vải hát đàn nghe chung
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà
Bao nhiêu củ rím, củ hà
Để cho con lợn, con gà nó ăn…
Nói người phải ngẫm đến ta
Thử sờ lên gáy xem xa hay gần.
Nói người phải nghĩ đến thân
Thử sờ lên gáy xem gần hay xa
Dãy dọc tòa ngang
Giàu sang có số
Kim Long, Nam Phổ
Nước đổ về Sình
Đôi đứa mình chút nghĩa ba sinh
Có làm răng đi nữa, cũng không đành bỏ nhau
Tay cầm quyển sách bìa xanh
Xem trong số mệnh, tuổi anh hợp nàng
Tay cầm quyển sách bìa vàng
Xem trong số mệnh, tuổi nàng hợp anh.
Thấy em tốt mã anh lầm
Bây giờ so lại, giận bầm lá gan
Không đi thì mắc cái eo
Có đi thì sợ cái đèo Quán Cau
Bà già đã tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ đưa thư kén chồng
Bà già tuổi tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ viết thư tìm chồng
Xem phóng sự Hát phường vải xứ Nghệ.
Đọc thêm Giới tính và quan hệ giữa các vai giao tiếp trong hát phường vải Nghệ Tĩnh.
Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
Về địa danh Quán Cau, có câu chuyện sau: Ngày xưa, nơi chân đèo Quán Cau có một bà cụ già không rõ từ đâu đến. Bà cất quán bán trầu cau, khách bộ hành qua đèo khá dài nên dừng chân giải khát, mua trầu cau ăn nghỉ rồi tiếp tục hành trình. Người đi ra Bắc đến chân đèo thì chờ người bạn đường, cũng mua trầu cau ăn rồi tiếp tục trèo đèo. Vì thế có tên đèo Quán Cau.