Tưởng rằng má phấn môi son
Ai ngờ má mỏng môi mòn hỡi em
Tìm kiếm "mồng một"
-
-
Sông Sài Gòn chạy dài Chợ Củ
-
Thân em như miếng cau khô
-
Quần chằm áo vá là tiên
Dị bản
Quần chằm áo vá là tiên
Quần tơ áo lụa là tiền Tây cho
-
Những người râu mép ngoảnh ra
Những người râu mép ngoảnh ra
Mép dày môi mỏng, ấy là tinh khôn -
Ai làm ruột ốc quăn queo
Ai làm ruột ốc quăn queo
Cho duyên tình mỏng, cho bèo lênh đênh -
Chết thì bỏ con bỏ cháu
-
Phủ Bà mở hội hôm rằm
-
Hỡi ai đi ngược về xuôi
-
Đi đâu mà chẳng lấy chồng
Đi đâu mà chẳng lấy chồng
Người ta lấy hết chổng mông mà gào
Gào rằng: đất hỡi trời cao
Sao không thí bỏ cho tôi chút chồng
Ông Trời ngoảnh lại mà trông:
Mày hay kén chọn ông không cho mày! -
Đồng Nai gạo trắng nước trong
-
Qua cầu áo ướt phơi phong
Qua cầu áo ướt phơi phong
Thấy anh có nghĩa em mong em chờ
Chờ cho nên nỗi lại chờ
Chờ cho rau muống lên bờ héo khô -
Thiếp mà ăn ở hai lòng
Thiếp mà ăn ở hai lòng
Trời tru đất diệt không mong thấy chàng -
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con thỏ trông thấy chổng mông lên gào
Giọng thấp rồi lại giọng cao
Gào lâu mỏi miệng thỏ vào nằm queo
Bao giờ chuột đến với mèo
Cóc theo bắt bướm vịt trèo ngọn cau
Thì ta đây mới hết thảm sầu -
Đục cùn thì giữ lấy tông
-
Cô kia con gái nhà nông
Cô kia con gái nhà nông
Cả ngày sao cứ chổng mông lên trời?
– Anh ơi nông vụ kịp thời
Mông em mà không chổng, lấy gì anh ăn?Dị bản
-
Mần lươn nấu cháo bẹ môn
-
Mần lươn nấu cháo bẹ môn
Mần lươn nấu cháo bẹ môn
Bắp chuối trộn ghém chẳng mong về nhà -
Tạnh trời mây kéo về non
Tạnh trời mây kéo về non
Hẹn cùng cây cỏ chớ còn mong mưaDị bản
Tạnh trời, mây kéo về non
Nhìn xa cây cỏ, lòng còn trông mưaTạnh trời mây kéo về non
Thẹn thùng cây cỏ vẫn còn trông mưa
-
Thuyền ai trôi trước
Thuyền ai trôi trước
Đợi bước tới cùng
Chiều về trời đất mông lung
Phải duyên thì xích lại cho đỡ não nùng tuyết sương.Dị bản
Thuyền ai trôi trước
Cho tôi lướt tới cùng
Chiều đã về, trời đất mông lung
Phải duyên thì xích lại cho đỡ não nùng đêm sương
Chú thích
-
- Sông Sài Gòn
- Tên cũ là Bình Giang, một con sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè.
-
- Chợ Củ
- Chợ Củ Chi, thuộc quận huyện Củ Chi, Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
-
- Phù sa
- (Từ Hán Việt: phù: nhẹ, nổi, sa: cát) là các hạt nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở di chuyển theo các dòng nước như sông suối, kênh rạch. Đất có chứa phù sa rất tốt cho cây trồng.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Chằm
- Vá, may nhiều lớp.
-
- Lễ hội Cổ Loa
- Hay còn gọi lễ hội An Dương Vương, được tổ chức từ mồng sáu tháng giêng hàng năm ở đền thờ An Dương Vương (đền Thượng) thuộc xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội). Nhiều hoạt động vui chơi, biểu diễn nghệ thuật truyền thống diễn ra trong suốt thời gian lễ hội như hát ca trù, hát tuồng, đánh cờ, đánh đu, đấu vật, đánh đáo đánh mẹt, chọi gà, cờ người, bắn cung...
-
- Đền Bà Áo The
- Cũng gọi là Phủ Bà, một ngôi đền thờ ở làng Liễu Đôi, Hà Nam. Theo thần phả của làng, bà Áo The chính là một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Tương truyền, khi giặc phương Bắc sang tàn phá bờ cõi, ở làng Thượng có một người con gái họ Lê nằm mơ thấy một vị tiên cho mình một cái áo the. Khi tỉnh dậy, thấy có áo thật, bà lấy mặc thử vào người. Nhưng khi cởi ra thì lại có một cái khác lại xuất hiện ở trên người. Càng cởi, áo càng nhiều, cho đến khi áo chất thành một đống cao. Bà liền chiêu mộ những chị em các làng gần xa về đánh giặc. Khi mặc áo của bà vào, ai cũng có sức khoẻ như thần, nghĩa quân đánh trận nào thắng trận đó. Sau khi bà mất, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ.
-
- Xem chú thích Liễu Đôi.
-
- Đa Hòa
- Tên một ngôi đền thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Chử Đồng Tử và là nơi diễn ra lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung vào tháng hai âm lịch hàng năm.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Chổng
- Giơ ngược một bộ phận nào đó lên cao.
-
- Nông vụ
- Vụ mùa làm ruộng (từ Hán-Việt).
-
- Nông vụ chí kì
- Đến mùa làm nông (lúa, ngô...).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.