Anh như con nhạn bơ thờ
Sớm ăn tối đậu cành trơ một mình
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không nhắc nổi mình mà bay
Tìm kiếm "Anh hỏi em"
-
-
Đường này anh vẫn đi qua
Đường này anh vẫn đi qua
Hai bên đường cái là hoa em trồng
Hoa em thơm ngát thơm lừng
Anh đã có vợ, anh đừng hái hoa
Hái hoa tan cửa nát nhà
Vợ con lăn lóc vì hoa em trồng -
Anh về đào lỗ sau hè
– Anh về đào lỗ sau hè
Chôn con giết vợ mới ve được nàng
– Em không ưng thời chớ
Em không thương không nhớ thời thôi
Em biểu chôn con giết vợ
Anh đứng ngồi với ai
Ví dầu áo rách còn một chéo vai
Bần cùng đi nữa anh không sai lời nguyền
Em đừng ham đồng bạc đồng tiền
Xui chôn giết vợ thêm phiền lòng anh
Em còn tuổi trẻ đầu xanh
Đừng bày chuyện ác, ông trời hành khổ thân -
Chị em dâu như bầu nước lạnh
Chị em dâu như bầu nước lạnh,
Anh em rể như ghế ba chân. -
Tay bưng quả bột huỳnh tinh
-
Tiếng anh ăn học cao cường
-
Anh hiếu bao nhiêu gọi rằng hiếu nghĩa?
-
Làng Láng có nghề trồng rau
-
Anh bịt cái răng vàng, dọn hàng công tử
-
Anh ơi, phải lính thì đi
Anh ơi! phải lính thì đi
Cửa nhà mọi việc em thì chẳng sai
Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ đất ra
Tháng tư gieo mạ, thuận hòa mọi nơi
Tháng mười gặt hái vừa rồi
Trời đổ mưa xuống, nước trôi đầy đồng
Anh ơi, hãy giữ việc công
Để em cày cấy, mặc lòng em loDị bản
Anh ơi, phải lính thì đi
Cửa nhà đơn chiếc đã thì có emAnh ơi, phải lính thì đi
Con còn măng dại đã thì có em
-
Đố anh chi sắc hơn dao
– Đố anh chi sắc hơn dao
Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời
– Em ơi mắt sắc hơn dao
Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời -
Ngọc sa xuống biển ngọc chìm
-
Áo trắng em tưởng là tiên
-
Anh về cắm nọc căng dây
-
Mua vui dưới ánh trăng trong
Mua vui dưới ánh trăng trong
Có con cũng hát, có chồng cũng vui
Con thời em mướn vú nuôi
Chồng thời em để hát nơi xóm nhà -
Yêu em, em cũng như vầy
Yêu em, em cũng như vầy
Ghét em, em cũng như ngày anh yêuDị bản
Yêu ta, ta cũng thế này
Ghét ta, ta cũng như ngày mình yêu
-
Anh chê thuyền thúng chẳng đi
– Anh chê thuyền thúng chẳng đi,
Anh đi thuyền ván có khi gập ghềnh
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
– Em chê thuyền ván chẳng đi,
Em đi thuyền thúng có khi trùng triềng
Có khi đổ ngả đổ ngiêngDị bản
Em chê thuyền thúng chẳng đi
Em đi thuyền ván có khi gập ghềnh
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
Có khi đổ ngửa đổ nghiêng thiệt thòi
-
Em than một tiếng, trời đất xoay vần
Em than một tiếng, trời đất xoay vần
Chim trên rừng còn rơi lụy, anh là người trần, sao anh lại không thương?Dị bản
Em than một tiếng than, trời đất xây vần,
Chim trên cành còn khóc tức tưởi, huống chi kẻ phàm trần lại ngó lơ?
-
Em có ba quan tiền em ngỡ là giàu
-
Ba mươi anh không đi tết
Ba mươi anh không đi tết
Rạng ngày mồng Một, anh không đi đến lạy bàn thờ
Hiếu trung mô nữa mà biểu em chờ uổng công
– Hôm Ba mươi anh mắc lo việc họ
Sáng mồng Một anh bận việc làng
Ông bà bên anh cũng bỏ huống chi bên nàng, nàng ơi!Dị bản
– Tối ba mươi anh không về lễ tết
Sáng mùng một anh không lạy giường thờ
Hiếu trung chi anh nữa mà khiến em đợi chờ uổng công
– Anh làm trai nam nhơn chi chí
Em làm gái thục nữ chi trinh
Em với anh nghĩa nghĩa tình tình
Phụ mẫu nhà chưa định, hai đứa mình dám đâu
Chú thích
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Quả
- Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.
-
- Huỳnh tinh
- Tên dân gian là cây mì tinh, miền Nam gọi là bình tinh, có vùng gọi là cây ngải hoặc cây nghệ tinh, một loại cây bụi gần giống gừng và nghệ, cho củ thon dài, nhọn, có vảy mỏng bao, nạc trắng, chứa nhiều bột. Bột huỳnh tinh được chế biến bằng cách cho củ vào cối giã nhuyễn, khuấy với nước sạch, xơ được vớt ra bằng tay và rây nhuyễn, dung dịch nước bột lỏng như sữa được để lắng xuống đáy vật chứa, kế đó chắt nước để ráo, rồi phơi khô trên vải. Nhân dân ta dùng bột huỳnh tinh để nấu chè hoặc làm những thức ăn tráng miệng.
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Cổ Chiên
- Tên một phân lưu của sông Cửu Long, có chiều dài 82km, bắt nguồn tại tỉnh Vĩnh Long, chảy qua Trà Vinh trước khi đổ ra biển tại hai cửa sông là cửa Cung Hầu (Bến Tre) và cửa Cổ Chiên (Trà Vinh). Có thuyết cho rằng tên sông có liên quan đến một sự kiện lịch sử cuối thế kỷ 18: Vào năm 1785, khi bị đại bại ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút, tàn quân của Nguyễn Ánh phải dùng thuyền chạy trốn xuống phía Nam, đến dòng sông này bị thuyền của quân Tây Sơn đuổi theo sát quá, quan quân của Nguyễn Ánh cuống quít, sợ hãi đã làm rơi cả trống (cổ) và chiêng lệnh (chinh) xuống sông. Từ đó, nhân dân địa phương gọi tên sông là Cổ Chiên (do đọc trại từ "Cổ Chinh" mà ra).
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Công tử
- Con trai của chư hầu hoặc những nhà quan lại, quyền quý ngày xưa. Hiểu theo nghĩa rộng, từ này cũng chỉ những người ăn chơi.
-
- Chạp
- Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Thất ngôn
- Lỡ lời (từ Hán Việt).
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc hoặc con Nhứt Trò.
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Trùng triềng
- Như tròng trành. Nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Thạch Sùng
- Tên một vị quan nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng là nhân vật xa hoa giàu có đương thời. Giữa ông và Vương Khải từng có cuộc thi xem nhà ai giàu có hơn. Cũng vì gia sản này mà Thạch Sùng gặp tai họa, bị triều thần chém chết năm 52 tuổi.
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, theo đó Thạch Sùng là một phú hộ giàu có, tự đắc rằng nhà không thiếu thứ gì. Vương Khải cược với Thạch Sùng toàn bộ gia sản, cuối cùng khi đòi đến mẻ kho thì Thạch Sùng không có, đành chịu mất hết cơ nghiệp. Ông chết hoá thành con thạch sùng, suốt ngày chắc lưỡi tiếc của.
-
- Vương Khải
- Quan Hậu tướng quân nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, em của Văn Minh hoàng hậu, nhà rất giàu có, ăn chơi xa xỉ. Ông và Thạch Sùng từng có cuộc thi xem nhà ai có nhiều của báu hơn. Ở Nam Bộ, tên ông này cũng được phát âm thành Dương Khởi.
-
- Sa cơ
- Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
-
- Thuyền mành
- Thuyền có buồm trông giống cái mành.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).