Tìm kiếm "vì sao"
-
-
Sông Tiền cá lội xòe vi
Dị bản
-
Vui chung từ thuở hàn vi
Vui chung từ buổi hàn vi
Sầu riêng từ buổi em đi lấy chồng
Vui chung từ buổi mẹ bồng
Sầu riêng từ buổi lấy chồng đến nay -
Ơn chàng đã có lòng vì
-
Trà Ô Long nước trong vị ngọt
-
Đã lòng đùm bọc yêu vì
Đã lòng đùm bọc yêu vì
Thì anh đắp điếm muôn bề dại khôn -
Hoàng trùng đi, Vi trùng lại
-
Dở dang, dang dở vì sông
-
Tưởng tơ, tơ tưởng vì tơ
-
Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
-
Nếm muỗng đường om, mùi thơm vị ngọt
-
Con gà kia muốn đá, cực vì chân kia không cựa
-
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Sầu chi đến nỗi anh bận áo có khuy quên gài? -
Cây gì có quả không hoa
-
Đau bụng lấy bụng mà chườm
-
Da em trắng trẻo mịn màng
-
Trời mưa cho ướt lá bầu
Trời mưa cho ướt lá bầu
Vì ai nên phải đi hầu chàng ơi
Nhà vua cho lính về đòi
Đồn rằng chàng trẩy hai mươi tháng này
Tiền gạo em xếp đã dày
Đồ nai, áo nịt, quần, giày, thắt lưng
Đồn rằng chàng trẩy hay đừng
Ở nhà công việc nửa mừng nửa lo … -
Chỉ tơ đứt mối thình lình
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh kia tan cửa nát nhà
Anh kia tan cửa nát nhà
Vì một cái đụ nên ra thế này -
Bắc thang lên hái hoa vàng
Bắc thang lên hái hoa vàng
Vì ai cho thiếp biết chàng từ đây
Chú thích
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Tam Đảo
- Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.
-
- Độc Tôn
- Một dãy núi gồm khoảng 8-9 đỉnh núi, thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngoài đỉnh cao nhất là Hàm Lợn (còn có tên là Chân Chim, cao 500m, được mệnh danh là "mái nhà của Hà Nội"), dãy Độc Tôn còn có các đỉnh Thanh Lanh, Bà Tượng, Lục Dinh... đều là những đỉnh núi cao và hiểm trở.
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Sắc
- Phong cảnh (từ Hán Việt).
-
- Thăng Long
- Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
-
- Tiền Giang
- Tên một nhánh của sông Cửu Long, gồm có bốn nhánh nhỏ hơn đổ ra biển Đông qua sáu cửa là Tiểu, Đại, Ba La, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Trên lãnh thổ Việt Nam, Tiền Giang chảy qua các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh.
-
- Vi
- Vây.
-
- Thúy Kiều
- Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
-
- Kim Trọng
- Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
-
- Tỉ
- So sánh, ví dụ, giống như.
-
- Tiền Đường
- Sông Tiền Đường, còn có tên cổ là Chiết Giang, Khúc Giang hay Chi Giang, là dòng sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang, chảy ra vịnh Hàng Châu. Sông Tiền Đường bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa hai tỉnh An Huy và Giang Tây, chảy qua Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Đây cũng là địa bàn của nước Việt cổ trong lịch sử Trung Hoa, là nơi phát nguyên của văn hóa Việt bên Trung Hoa. Về cơ bản, con sông này chảy theo hướng tây nam-đông bắc.
-
- Phương tiện
- Đối đãi, xử trí mọi việc (từ cũ).
Khi chè chén khi thuốc thang,
Đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh.
(Truyện Kiều)
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Chợ Đồng Xuân
- Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.
-
- Trà Ô Long
- Một loại trà ngon có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tùy vào thành phần và cách chế biến mà trà có nhiều hương vị rất khác nhau.
-
- "Hoàng trùng" là con châu chấu, "vi trùng" chỉ nạn dịch tả. Vào đầu thế kỉ 20, có giai đoạn hai tỉnh Hà Đông và Thái Bình của miền Bắc nước ta bị nạn châu chấu và dịch tả kế tiếp nhau. "Hoàng trùng" và "Vi trùng" còn ám chỉ Hoàng Cao Khải (tổng đốc Hà Đông) và Vi Văn Định (tổng đốc Thái Bình), hai viên quan được cho là thân Pháp thời bấy giờ.
Theo Giai thoại văn chương Việt Nam của tác giả Thái Bạch thì câu này thật ra là vế đầu câu đối của ông Nguyễn Đình Đạo:
Hoàng trùng đi, Vi trùng lại, suy đi xét lại, Vi hại hơn Hoàng
Pháp tặc áp, Nhật tặc đăng, quỷ áp ma đăng, Nhật tăng hơn Pháp
-
- Phong tình
- Tính trăng hoa, lẳng lơ. Có thể hiểu rộng là tình cảm nam nữ nói chung.
Chẳng ngờ gã Mã giám sinh,
Vẫn là một đứa phong tình đã quen
(Truyện Kiều)
-
- Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
- Sơn Tây gần như lúc nào cũng nắng nóng, (cũng như) Ba Vì lúc nào cũng có mây phủ.
-
- Om
- Đun nấu nhỏ lửa cho thức ăn chín kĩ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Cựa
- Mẩu sừng mọc ở sau chân gà trống hoặc một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tấn công. Trong trò đá gà, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén.
-
- Tang bồng
- Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Hoắc hương
- Còn được gọi là hắc hương (hoắc: đậu, hương: mùi thơm, gọi vậy vì cây này nó lá giống lá đậu mà lại có mùi thơm) là một loại cây nhỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao chừng 30-60, thân có lông, dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, nôn ói...
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.